Ảnh hưởng của pH
Khoảng pH thích hợp cho nuôi tôm 7,8 - 8,5. Nếu pH > 9 thì các Anomium (NH4+) sẽ chuyển thành Amonia (NH3) ảnh hưởng đến tôm. Khi pH < 6,5 thì các kim loại nặng (Fe, Cu, Hg, Pb…) dưới nền đáy ao sẽ giải phóng vào nước gây độc cho tôm. Đồng thời, pH thấp sẽ giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, gây hiện tượng mềm vỏ khi lột xác.
Việc kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát tảo và lượng ôxít cacbon (CO2) do tôm thải ra trong quá trình hô hấp.
Cần duy trì pH 7,8 - 8,2 và biên độ dao động trong ngày của pH nhỏ hơn 0,3 là tối ưu nhất. Lượng CO2 sinh ra phụ thuộc vào khối lượng tôm nuôi. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước, làm axít hóa nước. Tổng độ kiềm của nước là năng lực hệ đệm của nước trong việc trung hòa các axít bởi các bazơ (HCO3, CO3- và OH-). Độ kiềm nước càng thấp thì biến động pH càng lớn. Nếu độ kiềm xuống thấp sẽ làm pH biến động lớn trong ngày, gây stress (sốc) và chết tôm.
Quá trình quang hợp xảy ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn tạo ra chất hữu cơ và ôxy:
Quá trình hô hấp của tôm thải ra khí CO2 làm giảm pH nước. Quá trình hô hấp của sinh vật tiêu thụ ôxy hòa tan, vì vậy nếu ao thiếu ôxy sẽ gây hội chứng "lão hóa ao nuôi", vì đất ao bị axít hóa và trong điều kiện yếm khí đáy ao sẽ xảy ra quá trình lên men kỵ khí, khử Sulfate (SO4-) và hình thành Sulfua (H2S) gây độc cho tôm.
Khi dùng sản phẩm có chứa Chlorine để xử lý nước nếu pH cao thì phần lớn Chlorine khi hòa tan sẽ cho sản phẩm là các hợp chất Hypoclorite (OCl-) có độc lực thấp. Khi pH thấp Chlorine sẽ tồn tại ở dạng Hypochlorous (HOCl) có độc lực diệt khuẩn cao.
Kiểm soát pH
Sử dụng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi Ca(OH)2 cải tạo ao nuôi, nếu pH thấp thì cần nhiều vôi, pH cao thì cần ít. pH 6 - 7 dùng 300 - 600 kg/ha; pH < 5 dùng 1.500 - 2.000 kg/ha.
Kiểm soát tỷ lệ N:P thông qua kiểm soát cân bằng dinh dưỡng và mật độ tảo. Hạn chế phát triển tảo lam bằng cách không để độ mặn xuống quá thấp(<5‰) và cho tôm ăn vừa đủ.
Sử dụng hộp test đo pH trong ao tôm - Ảnh: Trần Út
Kiểm soát vi khuẩn trong ao thông qua bón chế phẩm sinh học định kỳ giúp ổn định pH nước và đất. Duy trì độ kiềm 100 - 150 mg/l (CaCO3).
Trường hợp pH giảm thấp nên sử dụng vôi tôi, liều lượng 0,5 - 1 kg/100 m2 có thể bón từ 8 - 20 giờ. Khi pH biến động lớn (trên 0,5), dùng Super-Ca (180 - 300 kg/ha) vào buổi chiều hoặc bón dolomic, vôi tôi (1 - 2 kg/100 m2) để tăng độ cứng và hệ đệm nước ao.
Khi pH tăng cao (> 8,3) vào buổi sáng, thì dùng đường 0,3 kg/1.000 m2 hoặc chế phẩm sinh học để phát triển hệ vi sinh vật phân hủy, tạo ra CO2 làm giảm pH. Trường hợp pH tăng cao đột ngột (> 9,0) vào ngày nắng to, có thể sử dụng formol (3 - 4 ml/m3) phun xuống ao.
Sử dụng thiết bị đo pH
Các thiết bị dùng đo pH bao gồm máy đo, bút đo và hộp test. Để đo pH chính xác người nuôi cần tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng.
Máy đo pH: Dùng cốc sạch chứa nước cần đo. Sau khi hiệu chỉnh, nối máy với đầu đo, kiểm tra pin: bật công tắc về on. Mở nút lọ bảo quản, lấy đầu đo ra đưa vào cốc nước cần đo, tránh ngập. Giữ yên máy, chờ 1 - 2 phút để số trên màn hình ổn định rồi đọc kết quả. Rửa đầu đo bằng nước cất hoặc thấm khô trước khi đo tiếp.
Bút đo pH: Lắc nhẹ bút, mở nắp điện cực, bật nguồn (on/off), nhúng đầu điện cực bút vào nước cần đo không quá vạch quy định, lắc nhẹ để bọt khí không bám trên đầu điện cực, đọc giá trị pH khi giá trị ổn định trên màn hình. Đo xong nhấn on/off để tắt máy. Rửa đầu điện cực ngay sau khi đo.
Hộp test pH: Rửa sạch lọ mẫu, cho vào 5 ml nước cần đo. Lắc đều lọ thuốc thử, nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ chứa mẫu nước, đóng nắp, lắc nhẹ rồi so sánh với bảng so màu và xem giá trị pH tương ứng. Rửa sạch dụng cụ và đóng nắp lọ thuốc thử sau khi sử dụng.
>> pH là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi. pH bao gồm ion H+ (axít) và OH- (kiềm), khoảng đo có giá trị 0 - 14, tùy giá trị pH mà nước được gọi là trung tính, axít hay kiềm. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã