Học tập đạo đức HCM

Nghề trồng ngô

Thứ hai - 25/02/2013 19:38

 

PV   -Thứ Hai, 25/02/2013, 13:50 (GMT+7)

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối t­­ượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên.

Số l­ượng mô đun đào tạo: 06 mô đun.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các quy trình về trồng cây ngô như: Kỹ thuật làm đất, bón phân, tưới nước, rút cờ, thụ phấn bổ khuyết, quản lý dịch hại và thu hoạch, bảo quản và chế biến ngô.

+ Lựa chọn được các loại giống ngô chất lượng cao, các loại phân bón thích hợp, các loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả phòng trừ.

+ Xác định được các loại sâu hại chính từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.

+ Vận dụng quy trình bảo quản, chế biến để quản lý tốt chất lượng ngô sau khi thu hoạch tại địa phương

- Kỹ năng:

+ Thực hiện lập được kế hoạch, tổ chức kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cây ngô đạt hiệu quả.

+ Thực hiện thành thạo các thao tác sản xuất giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây ngô đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm cây ngô:

+ Tổ chức quản lý sản xuất trồng ngô đạt hiệu quả kinh tế.

- Thái độ:

Yêu nghề, trung thực, chịu khó, có tính kỷ luật cao trong khi thực hiện các công việc trồng ngô.

2. Cơ hội việc làm

Học viên sau khi hoàn thành khoá học có thể làm việc tại các trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngô.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 106 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 334 giờ. 

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ1

Đặc điểm sinh học cây ngô

60

20

34

6

MĐ2

Chuẩn bị trồng ngô

80

16

58

6

MĐ3

Gieo, trồng ngô

84

20

58

6

MĐ4

Chăm sóc ngô

90

20

62

8

MĐ5

Quản lý dịch hại trên cây ngô

90

20

62

8

MĐ6

Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô

60

10

44

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

106

318

56

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề. Thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề 

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng ngô” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.  

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 05: “Quản lý dịch hại trên cây ngô”, mô đun 06: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. 

Chương trình gồm 6 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Đặc điểm sinh học cây ngô” có thời gian đào tạo là 60 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 34 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra với mục đích trang bị những nội dung cơ bản về đặc điểm hình thái, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô; Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô. 

- Mô đun 02: “Chuẩn bị trồng ngô” có thời gian đào tạo là 80 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra với mục đích hướng dẫn cách lập kế hoạch sản ngô; giới thiệu đặc tính một số giống ngô được trồng phổ biến và làm đất trồng ngô. 

- Mô đun 03: “Gieo trồng ngô” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra với mục đích hướng dẫn phương pháp trồng ngô bằng hạt và phương pháp trồng ngô bầu. 

- Mô đun 04: “Chăm sóc ngô” có thời gian đào tạo là 90 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích hướng dẫn kỹ thuật trồng dặm, tưới nước, bón phân, rút cờ, thụ phấn bổ xung cho ngô. 

- Mô đun 05: “Quản lý dịch hại trên cây ngô” có thời gian đào tạo là 90 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích hướng dẫn kỹ thuật quản lý sâu, bệnh hại ngô. 

- Mô đun 06: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô” có thời gian đào tạo là 60 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra với mục đích, hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô hiệu quả.  

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học 

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác  

Trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở, hợp tác xã trồng ngô và tham gia vào quá trình thu hoạch, bảo quản ngô trong thời gian phù hợp với chương trình đào tạo. . Cũng có thể bố trí thời gian ngoại khoá để hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Để tìm hiểu thông tin chi tiết 06 mô đun nghề trồng ngô, mời quý độc giả và các cơ sở dạy nghề download trực tiếp tại đây: Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5 - Modun 6.

CHUYÊN MỤC CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ (BỘ NN-PTNT)
 

Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Hôm nay37,256
  • Tháng hiện tại742,369
  • Tổng lượt truy cập90,805,762
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây