Học tập đạo đức HCM

Đưa máy cho ăn tự động vào nuôi tôm thẻ

Thứ ba - 19/02/2013 23:58
Chỉ cần đổ thức ăn vào bồn và cài đặt giờ theo ý muốn, máy sẽ tự quay rải đều thức ăn vừa đủ cho tôm ăn. Nhờ giảm nhân công lao động kiểm soát lượng thức ăn, chiếc máy cho tôm ăn tự động giúp trang trại nuôi tôm của anh Bùi Văn Tri ở xã Hòa Thắng (Bắc Bình) bước đầu tiết kiệm chi phí, mở ra hướng phát triển nuôi tôm theo hướng công nghiệp hóa cho địa phương.

Đến thăm trang trại nuôi tôm của anh Bùi Văn Tri, chúng tôi rất bất ngờ vì trang trại rộng hơn 5ha nhưng chỉ có vài nhân công chăm sóc, trông coi ao nuôi. Càng bất ngờ hơn, khi được biết anh Tri có nhiều khu nuôi tôm trên địa bàn tỉnh nên thường đi công tác, ít khi ở tại trang trại để điều hành. Anh thường chỉ đạo công việc qua điện thoại hoặc bàn giao công việc vận hành cho các kỹ thuật viên. Anh Tri cho biết, trước kia, trang trại của anh phải cần tới 8 người mới đảm đương hết công việc. Mỗi ha (3 ao nuôi) cần 2 công lao động, vì mỗi ngày phải cho ăn đến 3 - 4 lần và mỗi lần cho ăn mất hơn 30 phút/ao. Từ khi trang bị máy cho ăn tự động, anh Tri chỉ cần 4 lao động (chủ yếu là công nhân si phông đáy ao) là có thể chăm sóc cho cả trang trại.

Cho tôm ăn bằng máy tự động

Hiện nay khu nuôi của anh Tri tại Hòa Thắng có 6 ao tôm, tất cả đều lắp đặt máy cho tôm ăn tự động. Theo anh Tri, máy cho tôm ăn tự động rải (quăng) thức ăn theo nguyên lý của lực ly tâm và được cấu tạo thành 2 bộ phận chính. Bộ điều khiển gồm đồng hồ điều chỉnh thời gian rải thức ăn và thời gian nghỉ giữa các lần rải. Bộ phận rải thức ăn gồm bồn đựng thức ăn dạng hình phễu được gắn với một mô tơ điện. Khi nhận được tín hiệu của đồng hồ điều khiển, dòng điện được kết nối đến mô tơ điện làm quay bồn đựng thức ăn, tạo ra lực ly tâm làm văng thức ăn ra ao nuôi thông qua ống dẫn thức ăn (gắn với bồn). Điểm nổi bật nữa của chiếc máy này là nhờ các ống dẫn thức ăn có độ dài khác nhau, do đó lực văng thức ăn khác nhau, khi mô tơ quay, thức ăn sẽ được rải đều, mỏng trên phần diện tích nơi đặt máy, nhờ vậy, giúp cho tôm có nhiều không gian để bắt mồi.

Ưu điểm lớn nhất của máy cho ăn tự động là giúp cho người nuôi giảm hệ số thức ăn, giảm công chăm sóc qua đó tiết kiệm chi phí đầu vào cho mỗi vụ nuôi. Một ưu điểm nữa là sử dụng máy cho ăn giúp tôm phát triển nhanh, đồng đều và môi trường ao nuôi luôn ổn định. Điều này rất phù hợp với đặc điểm của tôm là ruột ngắn, vận động nhiều, bắt mồi thường xuyên. Vì vậy máy rải thức ăn nhiều lần phù hợp với yêu cầu về bắt mồi của tôm, hơn nữa tôm không phải cạnh tranh thức ăn, giúp cho tôm nuôi trong ao không bị phân đàn và phát triển đồng đều. Ngoài ra, khi sử dụng máy lượng thức ăn kiểm soát được lượng thức ăn và hạn chế các loại khí độc giúp môi trường ao nuôi luôn ổn định nên tôm phát triển tốt.

>> Trước kia cho tôm ăn thủ công thì số lần cho ăn ít, nhưng lượng thức ăn đưa xuống mỗi lần nhiều hơn, do đó trong thời gian ngắn khi tôm chưa kịp sử dụng hết, thức ăn sẽ chìm xuống đáy gây lãng phí. Khi sử dụng máy tự động cho tôm ăn, người nuôi dễ dàng tính toán lượng thức ăn phù hợp trong từng giờ, buổi, ngày, hoặc từng giai đoạn phát triển của tôm… từ đó điều chỉnh tần số rải thức ăn phù hợp.

Văn Khoa 
Theo Báo Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay42,363
  • Tháng hiện tại572,489
  • Tổng lượt truy cập102,332,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây