Học tập đạo đức HCM

Bắt tay với người Thái

Thứ sáu - 15/02/2013 20:20
Để đạt mục tiêu chế biến, tiêu thụ 1,2 triệu tấn lúa vào năm 2015, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) đã bắt tay với nhiều doanh nghiệp lúa gạo hàng đầu Thái Lan.

“Đối thủ” thành đối tác

Đầu tháng 12.2012, ông Nawarat Rungrueangduaiboon – Tổng Giám đốc Ricecenter Intertrade, một trong những công ty xuất khẩu gạo hàng đầu Thái Lan đã dẫn đoàn gần 30 doanh nghiệp chuyên chế biến, xuất khẩu gạo của nước này sang thăm, làm việc với AGPPS. Ông Nawarat cho biết:

“Thị trường tiêu thụ gạo hiện nay rất rộng. Nông dân Thái thường trồng lúa hạt dài nên chỉ đáp ứng một số thị trường nhất định. Tại Việt Nam, nông dân thường trồng lúa hạt ngắn, chất lượng trung bình nên chúng tôi sẽ xem xét cần mua loại nào để cung cấp ra thị trường bên ngoài. Trong tương lai chắc chắn sẽ có sự hợp tác tốt với các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là AGPPS”.

Các kỹ sư của AGPPS lội ruộng cùng nông dân xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Trong chuyến đi thực tế tại tỉnh Đồng Tháp, đoàn doanh nghiệp đã tìm hiểu hoạt động của nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Tân Hồng tại khu vực cánh đồng mẫu lớn thuộc xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng. Đây là 1 trong 4 nhà máy quy mô lớn của AGPPS, xây dựng trên diện tích 13,6 ha với tổng số vốn đầu tư 212 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ xay xát, chế biến 100.000 tấn lúa/năm và sử dụng hệ thống sấy có công suất 500 tấn/ngày. Đến giai đoạn 2, công suất hoạt động của nhà máy sẽ được tăng lên gấp đôi.

Các nhà doanh nghiệp đã tham quan từ khâu hút lúa dưới ghe lên các silo chứa, sấy, làm sạch rồi đưa vào hệ thống xay xát, làm bóng gạo… Ở mỗi khâu, các thành viên trong đoàn đều xem xét rất kỹ, ghi chép vào sổ. Ông Nawarat cho biết, đoàn doanh nghiệp Thái Lan sang VN lần này không phải đi thăm “đối thủ” cạnh tranh mà muốn là những đối tác lâu dài, cùng nhau làm ăn.

Học người Thái

Làm việc với ông Huỳnh Văn Thòn – Tổng Giám đốc AGPPS, các doanh nghiệp Thái Lan khá thích thú với mô hình “Cùng nông dân ra đồng” mà AGPPS thực hiện. Ở Thái Lan, hạt lúa được Nhà nước trợ giá, các doanh nghiệp ở Thái Lan chỉ làm công việc thu mua, xuất khẩu chứ không phải tốn nhiều công sức “can thiệp” vào quá trình canh tác của nông dân như cách mà AGPPS đang làm. Ông Nawarat ngạc nhiên khi biết AGPPS có đến 845 kỹ sư đang trực tiếp ra đồng cùng nông dân.

Ông Nawarat kiểm tra chất lượng gạo Việt.

Góp ý với lãnh đạo AGPPS, ông Nawarat cho rằng, Nhà máy Tân Hồng dù hiện đại nhưng so với người Thái thì vẫn còn nhiều khâu chưa tiết kiệm triệt để. “Một đồng, chúng tôi cũng tiết kiệm. Ngay tại nhà máy này, các bạn có hàng chục nhân công, trong khi cùng quy mô, chúng tôi chỉ cần 6 – 8 lao động vì phần lớn đều tự động hóa.

Trong quy trình khép kín, các bạn cũng chưa tiết kiệm khi vỏ trấu thải được ép thành củi rồi mới đưa vào lò. Trong khi đó, nếu đầu tư hiện đại hơn, vỏ trấu sẽ đi thẳng vào lò sấy mà không phải qua khâu ép củi”. Ngoài ra, cơ cấu giống của VN còn quá nhiều chủng loại. Hướng tới, cần xác định những giống chủ lực và cần phải có quy hoạch cụ thể. Theo ông Nawarat, cách mà AGPPS đang đầu tư trên các cánh đồng mẫu lớn, chọn lựa một số giống chất lượng cao để nông dân gieo sạ là cách làm bài bản để phục vụ xuất khẩu.

Cũng trong tháng 12.2012, tại cảng Mỹ Thới (An Giang), AGPPS đã xuất khẩu thành công lô gạo 306 tấn đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Ðể đạt điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính này, công ty phải đáp ứng được 593 chỉ tiêu do phía đối tác Nhật đưa ra.
Khi nghe khách “chê” nhiều hơn khen trong khâu chế biến, ông Huỳnh Văn Thòn đã đứng dậy cảm ơn sự nhận xét chân tình và xây dựng của những vị khách thẳng tính. Ông cho biết, AGPPS được đánh giá là doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, và dù Việt Nam đang đứng đầu trong xuất khẩu gạo nhưng đời sống của người nông dân vẫn còn bấp bênh.

Điều mà AGPPS quan tâm là chuỗi giá trị hạt gạo phải được nâng cao cho tương xứng với công sức mà nông dân bỏ ra.

“Chúng tôi không ngại giấu những hạn chế của mình, nhất là khâu chế biến như quý vị đã thấy. Trong buổi gặp mặt này, chúng tôi mong được giúp đỡ và hy vọng quý vị không từ chối. Chúng tôi xin được gửi các kỹ sư của công ty sang Thái Lan, trực tiếp học hỏi từ các nhà máy xay xát của Thái Lan, sau đó đem về Việt Nam áp dụng”.

Sau khoảng 5 phút hội ý cùng cả đoàn, ông Nawarat cho biết: “Chúng tôi rất sẵn sàng tiếp nhận kỹ sư của AGPPS. Ngay khi chúng tôi về nước, các bạn cứ cử đoàn kỹ sư sang Thái, chúng tôi sẽ không “giấu nghề” và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn. Ngoài phối hợp, hỗ trợ công nghệ chế biến, trong tương lai gần, chúng ta có thể phối hợp đặt công ty, nhà máy tại mỗi bên để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cũng như thị trường mà các bên còn thiếu”.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay77,518
  • Tháng hiện tại782,631
  • Tổng lượt truy cập90,846,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây