Học tập đạo đức HCM

Phát triển cây trồng sinh học: Không để lỡ thời cơ vàng

Thứ bảy - 16/02/2013 22:21
Các cuộc tranh luận về công nghệ biến đổi gen (BĐG) đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Phía ủng hộ và phản đối liên tục đưa ra chứng cứ bảo vệ quan điểm của mình. Ở Việt Nam cũng có một số người bày tỏ sự lo ngại về sinh vật biến đổi gen (GMO). Họ cho rằng, nếu Việt Nam sử dụng GMO thì trước sau cũng sẽ phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.


Chưa thấy tác hại

Theo họ, giá hạt giống những vụ đầu sẽ rất thấp để lôi kéo nông dân, càng ngày giá càng tăng đến mức “không chịu nổi” mà nông dân vẫn phải mua vì môi trường canh tác đã biến đổi. Mấy chục triệu nông dân sẽ bị điều khiển bởi nước ngoài, rồi sẽ đánh mất chủ quyền ngay trên mỗi thửa ruộng, vườn cây của mình. Dần dần, nền nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào một số nhà tư bản nước ngoài, trở thành “con tin” của thế giới GMO. An ninh lương thực quốc gia có thể gặp nguy hiểm...

Lo ngại nền kinh tế nông nghiệp của nước ta phụ thuộc nước ngoài xuất phát từ việc hạt giống BĐG chỉ sử dụng được cho một vụ duy nhất. Đối với các loại giống BĐG thụ phấn nhờ gió như cây ngô, gió đưa phấn bay sang khu vực trồng cây bản địa liền kề cũng sẽ làm cho các giống ngô bản địa mang gen bị biến đổi. Phía phản đối còn lo ngại GMO phá vỡ môi trường sinh thái, thực phẩm GMO có thể chứa độc tố, cây trồng BĐG sản sinh các loại sâu mới khó diệt, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học …

Một số quan ngại khác liên quan đến việc hai Cty Monsanto và Dow Chemical muốn bán các sản phẩm công nghệ sinh học (CNSH) của họ, trong khi những Cty này đang là bị đơn trong vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam. Sự quan ngại này có lý riêng của nó, vì Monsanto là Cty đa quốc gia, chuyên về CNSH, có trụ sở ở Hoa Kỳ.

Sản phẩm nổi tiếng của Cty này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam là các loại hóa chất, trong đó có chất diệt cỏ làm từ hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram đã hủy diệt nhiều diện tích rừng Việt Nam và các sinh vật sống, trong đó có con người.

Từ năm 2010, Monsanto thành lập Cty TNHH Dekalb Việt Nam thay thế cho Văn phòng đại diện Monsanto Thái Lan tại TP.HCM, tập trung vào lĩnh vực phát triển và kinh doanh giống cây trồng và CNSH nông nghiệp. Sản phẩm nổi tiếng của họ là thuốc diệt cỏ glyphosate có thương hiệu Roundup, cùng với các loại giống, cây trồng CNSH đã xuất hiện ở nước ta.

Nhờ áp dụng công nghệ cấy gen kháng thuốc diệt cỏ, sản phẩm hạt giống nông nghiệp của Cty này đã tràn ngập châu Mỹ, sang cả châu Âu, châu Á và đang tìm cách chiếm lĩnh nốt phần còn lại của thế giới. Mặc dù kinh doanh khá thành công, nhưng Monsanto thường xuyên phải hầu tòa với các vụ kiện liên quan đến SX hóa chất độc hại, bằng sáng chế hạt giống BĐG hay GMO...


PSG.TS Lê Huy Hàm giới thiệu công nghệ bảo tồn gen cây trồng bản địa chất lượng cao

Những sản phẩm BĐG của Monsanto và các Cty SX GMO khác như Bioseed, Syngenta… gây ra một trong những cuộc tranh cãi lớn và kéo dài nhất trên thế giới. Một số quốc gia hạn chế các sản phẩm BĐG vì lí do riêng, trong đó có cả lí do bảo vệ sản phẩm trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm nước ngoài có giá rẻ hơn nhưng năng suất cao hơn. Tổ chức Green Peace tiên phong trong các cuộc tấn công vào các sản phẩm BĐG, đưa ra nhiều bằng chứng về sự nguy hiểm của cây trồng BĐG, thực phẩm BĐG.

Xét về mặt lý thuyết thì những nguy cơ của GMO có thể xảy ra. Nhưng quan trọng hơn cả là phải có được những bằng chứng khoa học được kiểm nghiệm bởi những cơ quan nghiên cứu khoa học uy tín. Theo các nhà khoa học hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực CNSH ở Viện Di truyền nông nghiệp, thì đến nay thế giới chưa tìm được bằng chứng cụ thể về tác hại của cây trồng BĐG hay thực phẩm BĐG.

Những công bố của một số tổ chức và cá nhân về độc tố của các sản phẩm BĐG trên một số bản tin, báo chí chưa được kiểm chứng và chưa được giới nghiên cứu thừa nhận. Ngay cả các quốc gia Mỹ, Pháp, Đức với những phòng thí nghiệm hiện đại nhất thế giới cũng chưa chứng minh được tác hại đến sức khỏe của cây trồng BĐG.

Tạp chí sinh học Biosicherheit.de của Đức công bố ngô chuyển gen vô hại đối với môi trường theo các nghiên cứu khoa học. Còn Tổ chức Sinh học phân tử châu Âu mới đây công bố một báo cáo có tựa đề “Đừng lo lắng, hãy trồng đi”, đưa ra nhiều căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm khuyến khích các quốc gia châu Âu mở rộng sự chấp thuận cho cây trồng CNSH.

Trong khi một số quốc gia tỏ ra nghi ngại, thì cây trồng BĐG ngày càng phổ biến trên khắp các châu lục, diện tích tăng vùn vụt. Báo cáo của ISAAA (Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng về CNSH trong nông nghiệp), trong năm 2011 toàn thế giới có thêm 12 triệu ha cây trồng BĐG được đưa vào canh tác.

Như vậy, tính từ khi cây trồng BĐG được chính thức thương mại hóa năm 1996, đến nay, khoảng 16,7 triệu nông dân ở 29 quốc gia đã trồng cây BĐG trên diện tích 160 triệu ha, tương đương 11% diện tích đất trồng trọt của thế giới. Trong đó, Mỹ trồng 69 triệu ha, thứ đến là Brazin với 30,3 triệu ha. Ấn Độ và Trung Quốc đang khẩn trương đưa cây trồng BĐG vào đồng ruộng sau thành công của giống bông chuyển gen. Láng giềng của nước ta là Philippines đã phủ kín 600.000 ha bằng giống ngô chuyển gen.

Cần quyết liệt hơn

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa được xếp vào hàng  các quốc gia sử dụng cây trồng CNSH do đang trong thời gian khảo nghiệm. ISAAA cũng đưa ra những con số thuyết phục đối với an ninh lương thực toàn cầu như sử dụng cây trồng BĐG làm tăng sản lượng cây trồng trị giá 78,4 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2010.

Cùng với đó là môi trường tốt hơn do lượng phân bón, thuốc trừ sâu giảm mạnh, tính ra người ta đã tiết kiệm được 443 triệu kg thuốc trừ sâu, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 91 triệu ha đất trong giai đoạn này. Sản phẩm hạt ngũ cốc thương mại từ cây trồng BĐG năm 2011 trị giá khoảng 160 tỷ USD. Câu hỏi chưa có lời giải đáp chắc chắn là các sản phẩm sử dụng nguyên liệu BĐG có được các nước SX tiêu dùng hay là để xuất khẩu.

Nếu xem xét vấn đề GMO theo góc độ kinh tế thì thấy rằng, trên thế giới có hàng trăm Cty lớn nhỏ SX giống BĐG, thị trường buôn bán các sản phẩm BĐG rất phát triển và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Không lẽ một doanh nghiệp lại tự hủy hoại mình bằng cách “đơn thương độc mã” tăng giá hạt giống BĐG?

Cho dù có độc quyền về một sản phẩm nào đó thì doanh nghiệp cũng không thể buộc khách hàng phải mua sản phẩm của họ. Hơn ai hết, chính người nông dân mới là những nhà kinh tế giỏi nhất trên mảnh ruộng của mình. Sự lựa chọn của họ luôn căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể.

Hàng triệu nông dân trên thế giới và Việt Nam chọn bông chuyển gen vì họ chỉ phải phun thuốc trừ sâu 5 lần cho một vụ thu hoạch, trong khi phải phun tới 15 lần cho cây bông không chuyển gen. Còn nếu giá hạt giống BĐG tăng đến mức nhất định thì họ có thể quay lại sử dụng giống cũ, vì ảnh hưởng của gen với đất trồng trọt được đánh giá là không đáng kể. Có một xu thế là, các quốc gia đều tăng cường nghiên cứu công nghệ BĐG cho các loại cây trồng bản địa, trong đó có Việt Nam, hướng tới tự SX giống BĐG, không lệ thuộc vào nước ngoài.

Trước những luồng dư luận trái chiều, Chính phủ VN đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng giống BĐG một cách thận trọng. Hàng loạt văn bản pháp luật đang được xây dựng nhằm tạo khung pháp lý cho nghiên cứu và sử dụng GMO. Các cơ quan nghiên cứu hàng đầu về GMO của nước ta như Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Sinh thái học đang vào cuộc khá mạnh mẽ và thu được một số kết quả bước đầu.

Để vừa sử dụng được CNSH vừa bảo đảm an toàn cho đa dạng sinh học và môi trường, Viện Di truyền nông nghiệp cùng Viện Bảo vệ thực vật, Viện Sinh thái học, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và các địa phương tiến hành khảo nghiệm cây trồng BĐG để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến môi trường và đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNSH vào SXNN còn nhiều hạn chế. Chúng ta chưa chính thức đưa được cây trồng BĐG vào SX. Nước ta phải nhập khẩu hầu hết các loại giống các cây trồng CNSH chủ lực là lúa, ngô, đậu tương với số tiền rất lớn.

 

PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp:

An ninh lương thực của nước ta đòi hỏi gắt gao phải tiếp tục nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây trồng, do dân số mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Mỗi năm, nước ta xuất được hơn 6 triệu tấn gạo, nhưng phải nhập tới 2,5 triệu tấn đậu tương, 1,6 triệu tấn ngô, xấp xỉ 1 triệu tấn gạo chất lượng cao, 2,4 triệu tấn lúa mỳ và 2,7 tỷ USD cho thức ăn chăn nuôi, các ngành sản xuất công nghiệp thiếu nguyên liệu nghiêm trọng.

Chúng ta mới tự chủ được khoảng hơn 30% giống ngô lai, hầu hết giống lúa lai phải nhập từ Trung Quốc, trên 90% các giống rau cao cấp (cà chua, sulơ, bắp cải, su hào…) đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Với mức tăng dân số như hiện nay, đến năm 2020, nước ta cần tới 50 triệu tấn ngũ cốc, và năm 2020 cần 80 triệu tấn. Vì vậy áp dụng công nghệ BĐG sẽ giúp củng cố an ninh lương thực cho quốc gia, và khuyến cáo “không nên để lỡ cơ hội vàng” của nông nghiệp Việt Nam.

HÀ HỒNG HÀ  
Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay79,201
  • Tháng hiện tại784,314
  • Tổng lượt truy cập90,847,707
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây