Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên: 8x thu lãi 600 triệu đồng/năm nhờ tái sử dụng phế phẩm

Thứ ba - 17/07/2018 23:07
Nhờ tái sử phế phẩm lâm nghiệp thành viên nén mùn cưa (một loại chất đốt), đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Huy Hưng – Nguyễn Thị Thanh Phương (Kha Sơn, Phú Bình, Thái Nguyên) mỗi năm thu nhập từ 400-600 triệu đồng.

Theo lời giới thiệu của tỉnh đoàn Thái Nguyên, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất bếp, viên nén mùn cưa và gia công cơ khí của vợ chồng Nguyễn Huy Hưng – Nguyễn Thị Thanh Phương ở xóm Trại (xã Kha Sơn, huyện Phú Binh).

Tuy còn trẻ, nhưng nhờ sáng tạo, mạnh dạn trong đầu tư, vợ chồng anh chị Huy - Phương đã mở rộng từ 1 cơ sở thành 4 cơ sở sản xuất, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 thai nguyen: 8x thu lai 600 trieu dong/nam nho tai su dung phe pham hinh anh 1

Ông chủ của 4 xưởng sản xuất viên nén mùn cưa Nguyễn Huy Hưng (bên phải)

Ở tuổi 30, Nguyễn Huy Hưng là ông chủ của 4 cơ sở sản xuất viên nén mùn cưa, trong đó 2 cơ sở đặt tại Bắc Giang, 1 cơ sở đặt tại Tuyên Quang, và 1 cơ sở chính đặt tại nhà. Chị Phương – vợ anh Hưng chia sẻ: “Anh Hưng bắt đầu việc sản xuất viên nén mùn cưa từ năm 2010.

Đến năm 2013 thì chị cũng nghỉ công việc kế toán để giúp gia đình kinh doanh. Năm 2014, anh chị mạnh dạn đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất bằng cách vay nguồn vốn 120 số tiền là 159 triệu đồng. Đến nay, hai vợ chồng đã trả hết nợ.”

Ngoài ra, chị Phương cũng chia sẻ thêm, với giá bán trung bình khoảng 2000 đồng/kg, trừ chi phí và nhân công, thu nhập của hai vợ chồng khoảng 18-20 triệu đồng/ tháng. Trung bình một năm, cơ sở sản xuất viên nén mùn cưa Hưng Phương của anh chị thu lãi khoảng 600 triệu đồng.

 thai nguyen: 8x thu lai 600 trieu dong/nam nho tai su dung phe pham hinh anh 2

Theo lời của chị Phương, cứ 1 máy ép mùn cưa cần 2 công nhân, thu nhập của công nhân tính theo công nhật, trung bình 180.000 - 200.000 đồng/ngày

Chia sẻ về quá trình sản xuất viên nén mùn cưa, anh Hưng cho biết: “Nguyên liệu được thu mua từ Bắc Kạn, Hà Nội,... và các vùng lân cận. Còn để sản xuất ra thành phẩm viên nén mùn cưa, quy trình sản xuất phải trải qua 3 công đoạn.

Đầu tiên, nguyên liệu sau khi được tập kết về xưởng thì sàng lọc tạp chất, nghiền nhỏ. Sau đó, nguyên liệu được đưa vào máy sấy, độ ẩm đạt từ 8-13%. Cuối cùng, nguyên liệu được đưa vào máy ép với áp suất cao để tạo thành sản phẩm. Thành phẩm là mùn cưa được nén lại thành từng viên nhỏ với chiều dài trung bình khoảng 40mm như thế này.” 

 thai nguyen: 8x thu lai 600 trieu dong/nam nho tai su dung phe pham hinh anh 3

 thai nguyen: 8x thu lai 600 trieu dong/nam nho tai su dung phe pham hinh anh 4

Thành phẩm viên nén mùn cưa

Nguyễn Huy Hưng có bằng kỹ sư Tự động hóa của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, nhưng do sở thích sáng tạo và tìm tòi cái mới, anh không làm việc trong các doanh nghiệp mà mở xưởng sản xuất. Ban đầu, anh Hưng bắt đầu với công việc sửa chữa nông cụ, khung nhôm cửa kính.

Sau đó, vợ chồng anh tình cờ tìm hiểu thấy thông tin trên mạng về viên nén mùn cưa và nhận thấy những lợi ích của sản phẩm. Trong khi đó, xung quanh là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Phương, Phú Lâm, vỏ bào, mùn cưa nhiều đến nỗi đổ ra sông. Bởi vậy anh bắt tay vào chế tạo ra bếp đun viên nén mùn cưa và sản xuất viên nén mùn cưa.

 thai nguyen: 8x thu lai 600 trieu dong/nam nho tai su dung phe pham hinh anh 5

Mỗi chiếc máy ép viên nén được anh chị Hưng Phương bán với giá 115 triệu đồng (bao gồm đào tạo nhân công, gia công, sửa chữa máy...)

Với những lợi thế như nguồn giá thành nguyên liệu rẻ, có thể tự sản xuất, thiết kế dây chuyền tự động, máy ép nên cơ sở sản xuất viên nén mùn cưa Hưng Phương ngày càng phát triển và thu được nguồn lợi kinh tế cao. Hiện tại, chỉ tính riêng cơ sở sản xuất tại Kha Sơn, Phú Bình, mỗi tháng anh Hưng cho xuất xưởng khoảng hơn 100 tấn.

Viên nén mùn cưa của gia đình anh chị Nguyễn Huy Hưng – Nguyễn Thị Thanh Phương không chỉ cung cấp cho các công ty, doanh nghiệp tại địa phương, mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức…

Theo anh Hưng, viên nén mùn cưa sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, tận thu phế phẩm như vỏ bào, vỏ trấu, vỏ lạc, thậm chí vỏ dừa... So với các loại chất đốt như than đá, dầu… thì viên nén mùn cưa có khả năng cung cấp nhiệt lượng lớn và ổn định, trung bình từ 4400 - 4600 kcal/kg, hoàn toàn có thể thay thế than đá để phục vụ trong công nghiệp nhẹ, nhà máy sản xuất, nhà máy dệt may… Viên nén mùn cưa là chất đốt mang lại hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường.

Tác giả bài viết: Bùi My

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay34,280
  • Tháng hiện tại739,393
  • Tổng lượt truy cập90,802,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây