Giấy chứng nhận lúa gạo GlobalGAP của HTX cũng đã hết hạn năm 2011 và từ đó đến nay chưa được tái cấp lại bởi thiếu kinh phí (khoảng 100 triệu đ/lần tái cấp chứng nhận do giấy chỉ có giá trị trong vòng 1 năm).
Nguyên nhân do đầu ra của lúa GlobalGAP bế tắc mà cụ thể là Cty ADC - một DN từng gắn bó và đỡ đầu HTX trong suốt quá trình trồng lúa GlobalGAP thời gian qua đã không tiếp tục bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Đây thật sự là thiệt thòi lớn của tỉnh Tiền Giang - một trong những vựa lúa gạo lớn của ĐBSCL màu mỡ.
Đối với Tiền Giang, để "trình làng" hạt lúa đạt tiêu chí mang thương hiệu GlobalGAP Mỹ Thành là cả một lộ trình dài đầy gian nan, khó khăn và tâm huyết của những bên liên quan trong mối liên kết “4 nhà”.
Cụ thể, hơn chục năm trước, xã Mỹ Thành Nam được ngành nông nghiệp Tiền Giang chọn triển khai các chương trình trọng tâm “tiền GlobalGAP”. Đó là chương trình “Sức khỏe hạt giống” (1998); Quản lý chuột cộng đồng (1999); “Cánh đồng lúa sạch” (2002); “3 giảm 3 tăng” (2003); từ 2004 - 2006 “SX lúa chất lượng cao, an toàn”.
Kết quả, HTXNN Mỹ Thành được thành lập và năm 2008 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể “Gạo chất lượng cao, an toàn Mỹ Thành”.
"Thừa thắng xông lên", vào đầu năm 2009, HTX Mỹ Thành tiếp tục được cấp chứng nhận sản phẩm lúa chất lượng cao GlobalGAP trên diện tích 11,4 ha với 15 hộ nông dân xã viên đi tiên phong. Đây là HTX đầu tiên trong cả nước tự hào được cấp chứng nhận lúa gạo GlobalGAP.
Đến năm 2010, diện tích trồng lúa GlobalGAP đã tăng lên 95,6 ha với 101 hộ xã viên của hai xã Mỹ Thành Nam và Mỹ Thành Bắc tham gia. Để được công nhận, các hộ xã viên phải đạt 4 tiêu chí quan trọng: An toàn cho người tiêu dùng, người lao động, môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Các khâu trên đòi hỏi nhiều công sức, lao tâm khổ tứ từ nhà nông cho đến nhà khoa học, nhà nước, nhà DN chung tay. Bù lại, bà con đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội trông thấy trước mắt. Đó là giảm được chi phí và giá thành SX, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, được DN bao tiêu với giá cao hơn thị trường khoảng 20%.
Ngoài ra, thông qua việc nhất thiết phải đầu tư các công trình: sân phơi, nhà kho, nhà vệ sinh tại từng hộ xã viên theo tiêu chí, chương trình trồng lúa Global GAP còn góp phần tạo diện mạo nông thôn mới tươi vui, phồn thịnh ở nơi là trọng điểm đánh phá của giặc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước đây.
Trong thành công của hạt lúa GlobalGAP một thời đã qua phải nhắc đến công lao của Cty ADC. Đây là DN sát cánh cùng các nhà khoa học, nhà nông, Nhà nước mà đặc biệt đối tác được hưởng lợi là HTXNN Mỹ Thành trong việc hỗ trợ vật chất, tinh thần, bao tiêu đầu ra sản phẩm với giá cao hơn thị trường.
Nhà nước địa phương cũng nhanh chóng nhập cuộc với việc hỗ trợ xã viên vay ưu đãi từ nguồn Quỹ của Liên minh HTX tỉnh Tiền Giang để làm nhà kho, sân phơi, nhà vệ sinh... Bình quân mỗi hộ được vay từ 10 - 30 triệu đồng tùy theo nhu cầu thực tế.
Những tưởng với sự thực hiện công phu, bài bản và liên kết “4 nhà” vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn đổi mới và hội nhập kể trên, mô hình SX lúa gạo GlobalGAP tại HTX Mỹ Thành sẽ phát triển một cách bền vững, căn cơ. Tuy nhiên, ngày vui ngắn chẳng tày gang. Từ vụ HT sớm 2012 trở lại đây, xã viên quay lại SX theo lối truyền thống.
Trong nhiều nguyên nhân không loại trừ Cty ADC gặp khó khăn trên thương trường nên không thể bao tiêu lúa gạo GlobalGAP. Lúa không tiêu thụ được, để càng lâu chất lượng càng kém... đến lúc nào đó chỉ có thể làm thức ăn chăn nuôi.
Nguồn:nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã