Học tập đạo đức HCM

Lựa chọn thiết bị tưới nước tiết kiệm cho cây chè

Thứ ba - 09/07/2013 05:37
Chè là loại cây công nghiệp lâu năm, có tác dụng thiết thực trong phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống rửa trôi, xói mòn ở những vùng đất dốc. Hiện nay, cây chè không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào trung du, miền núi mà thực sự đã giúp nhiều gia đình trở thành khá giả...


Các sản phẩm chè được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước và đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phát triển sản xuất cây chè giúp cho xã hội giải quyết được công ăn việc làm cho nông dân, đặc biệt ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO), trong nhiều năm gần đây, chè Việt Nam đứng thứ 7 về sản lượng, đứng thứ 6 về khối lượng xuất khẩu; được xuất sang 107 thị trường các châu lục, trong đó có 18 thị trường truyền thống, 68 thị trường là thành viên WTO. Theo Hiệp hội chè Việt Nam, đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 130.000 ha chè, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn. hiện tại, có khoảng 2 triệu lao động vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa sống chủ yếu bằng nghề trà.

 

Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Việt Nam mới chỉ bằng 60% giá bình quân trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản là do quá trình sản xuất chè chủ yếu là thủ công, đặc biệt việc cung cấp nước cho cây chè hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời.

 

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang, … xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây chè nhằm phổ biến khoa học công nghệ mới đến người nông dân. Các mô hình đã mang lại hiệu quả:

 

- Khắc phục được khó khăn về công nghệ tưới nước cho cây trồng vùng đồi, không thể áp dụng biện pháp tưới mặt thông thường.

 

- Chủ động được quá trình cung cấp nước phù hợp với nhu cầu của cây chè.

 

- Giảm chi phí công lao động so với tưới bằng thủ công.

 

- Nâng cao chất lượng chè, tăng số lứa hái, tăng sản lượng chè, đặc biệt là chè vụ đông có giá trị cao.

 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều công nghệ tưới tiết kiệm nước. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được giới thiệu, phân tích ưu nhược điểm của từng công nghệ.

 

1. Công nghệ tưới phun mưa cố định

 

Là giải pháp cung cấp nước dưới dạng hạt mưa thông qua hệ thống đường ống dẫn nước, vòi phun được lắp đặt cố định trên diện tích khu tưới.

 

Ưu điểm của phương pháp này là: Đảm bảo chủ động nước tưới cho cây trồng; Có thể áp dụng cho mọi địa hình, kể cả cây trồng trên đồi dốc.

 

Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi thi công phức tạp, cần phải đào đắp, lắp đặt đường ống dẫn nước trong toàn bộ khu tưới, khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa chăm sóc cây trồng do vướng hệ thống đường ống, khó khăn trong quá trình bảo quản thiết bị, vốn đầu tư lớn, bình quân từ 30-50 triệu đồng/ha.

 

 

2. Công nghệ tưới phun mưa di động

 

Là giải pháp cung cấp nước dưới dạng hạt mưa thông qua hệ thống đường ống dẫn nước, vòi phun được bố trí trên giàn máy di động, có điều khiển từ xa.

 

Ưu điểm của phương pháp này là: Đảm bảo chủ động nước tưới cho cây trồng; Vốn đầu tư thấp, bình quân từ 10-15 triệu đồng/ha; Thi công đơn giản, chỉ cần bố trí đường ống dẫn nước đến đầu khu tưới; Có thể thay vòi phun nước tưới bằng vòi phun thuốc trừ sâu thành hệ thống thiết bị phun thuốc trừ sâu di động, có điều khiển từ xa, người phun không cần vác theo bình, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe; Vận hành đơn giản; Năng suất tưới đạt từ 0,5-1 ha/giờ; Thiết bị tưới phun mưa di động còn sử dụng hiệu quả tưới, phun thuốc trừ sâu cho các loại cây rau mầu, cây công nghiệp, kể cả hồ tiêu.

 

Nhược điểm: Phù hợp với điều kiện địa hình khu tưới có độ dốc dưới 15o.

 

 

 

Nước luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây trồng, căn cứ vào điều kiện địa hình, loại cây trồng, nguồn nước, người nông dân cần lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với khả năng đầu tư, đảm bảo cung cấp nước phù hợp với nhu cầu của cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng chè, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

 

Đỗ Hồng Quân
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại835,014
  • Tổng lượt truy cập90,898,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây