Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi

Thứ năm - 23/02/2017 02:55
Để có sản phẩm chăn nuôi đủ sức cạnh tranh thì tất yếu phải đầu tư ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng, giúp giảm giá thành, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo đảm có nông sản sạch, tiến tới xây dựng thương hiệu mạnh.

Ứng dụng công nghệ cao là một trong những giải pháp quan trong mang tính chất quyết định tới sự thành công của sự phát triển chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế thành công. Một trong những đột phá mà ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi có thể mang lại là có thể gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi 15 - 20%, từ đó giúp giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Cùng đó, các ứng dụng công nghệ cao còn làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí nhân công lao động.

Một trong những ứng dụng của được áp dụng nhiều nhất hiện nay là chăn nuôi trên nền chuồng bằng đệm lót vi sinh. Mô hình này được nhiều đơn vị thí điểm để người dân học hỏi và áp dụng. Qua thực tế, khi áp dụng công nghệ này trong nuôi lợn giúp tăng sức đề kháng, giảm được một số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở lợn con. Tốc độ tăng trọng bình quân hằng ngày đạt 0,65 - 0,75 kg/con/ngày. Ứng dụng trong nuôi gà, sau 4 tháng nuôi, gà sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế được dịch bệnh, tăng trọng nhanh, đạt trọng lượng trung bình từ 1,6 - 2,2kg. Ngoài ra, xung quanh chuồng nuôi không có mùi hôi.

công nghệ tự động hóa trong sản xuất trứng - chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất trứng giúp nâng cao năng suất, chất lượng             Ảnh: q2.com

 

Trong năm 2016 vừa qua, công tác chọn tạo giống vật nuôi mới của Việt Nam được đánh giá có nhiều bước đột phá. Cụ thể về đàn lợn đực giống, đến cuối 2016, hầu hết các tỉnh đã tiến hành cơ bản xong việc đánh số, đeo thẻ tai cho lợn đực giống, loại thải những con không đạt yêu cầu. Chất lượng đàn lợn đực theo đó đã tăng lên rõ rệt, số lượng lợn nái thụ tinh nhân tạo theo đó cũng đã tăng rất mạnh, khoảng 20% lượng lợn nái thụ tinh nhân tạo. Đối với bò, đã tập trung đẩy mạnh công tác cải tạo, nâng cao tầm vóc và chất lượng đàn bò thịt trong năm 2016, được nhiều địa phương quan tâm và dành các chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ tinh dịch chất lượng cao.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhưng đến nay việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi thực tế vẫn ít được áp dụng. Hà Nội là một trong các địa phương dẫn đầu ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi. Tuy nhiên, các con số cụ thể vẫn còn hạn chế, tỷ lệ sử dụng trang thiết bị ứng dụng công nghệ cao đối với các trang trại chăn nuôi bò sữa có 78% sử dụng hệ thống chống nóng và 85% trại chăn nuôi bò sữa có máy vắt sữa. Đối với bò thịt có 47% trại chăn nuôi đã sử dụng hệ thống chống nóng; trong chăn nuôi lợn cũng có 40% trang trại, hộ chăn nuôi sử dụng hệ thống chuồng kín, làm mát, tỷ lệ này là 35% đối với chăn nuôi gà.

Mặc dù cho thấy những kết quả khả quan, song việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, do một số nguyên nhân như đòi hỏi chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ cao phải cần đến nguồn vốn đầu tư lớn, nguồn nhân lực đủ kỹ thuật vận hành còn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Cụ thể như chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia 1,15 USD/kg; Ấn Độ 1,1 USD/kg; Hàn Quốc 1,34 USD/kg… trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg, giá thịt bò hơi từ Australia nhập khẩu về đến Việt Nam cũng chỉ 2,4 - 3 USD/kg, trong khi giá sản xuất trong nước là 65.000 - 75.000 đồng/kg; giá sản xuất ra sản phẩm thịt lợn tại Mỹ đã rẻ hơn ở Việt Nam khoảng 40%.      

Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay16,827
  • Tháng hiện tại95,934
  • Tổng lượt truy cập101,855,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây