Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 3 thế giới và sở hữu những giống lúa đạt chất lượng tốt. Riêng Đồng Tháp là một trong những địa phương đóng góp vào thành quả trên với sản lượng lúa hàng năm khá lớn, đạt trên 3,2 triệu tấn.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn chỉ xuất thô hoặc sơ chế đơn giản nên luôn có giá bán thấp hơn gạo của các nước bạn. Không chỉ vậy, nhiều đơn hàng xuất khẩu chưa đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đã bị đối tác trả lại. Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp khai thác các sản phẩm giá trị gia tăng từ hạt gạo...
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên được các đại biểu tại hội thảo xác định là do doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn còn thiếu các công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Theo các đại biểu, để nâng cao vị thế hạt gạo nước nhà trên thị trường thế giới, rất cần đầu tư công nghệ tiên tiến để vừa tạo ra gạo chất lượng vừa giảm giá thành, tạo sự cạnh tranh và bảo vệ môi trường... Trên tinh thần đó, tại buổi tọa đàm, Công ty TNHH Buhler Farmila Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin về các công nghệ, hệ thống máy móc mới của đơn vị nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo có thêm nhiều lựa chọn để áp dụng vào thực tế, góp phần tạo ra sản phẩm gạo có chất lượng tốt... từng bước hình thành thương hiệu gạo Việt Nam.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã