Trải “thảm đỏ” cho DN
Ông Phùng Quang Hùng – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Nông nghiệp không chỉ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển KTXH, mà còn gìn giữ cảnh quan, môi trường… Do đó tỉnh đã mạnh dạn xây dựng Đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2020” theo hướng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho từng hộ gia đình, giải bài toán dư thừa lao động”.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, ý tưởng của Vĩnh Phúc cho người dân tích tụ, thuê ruộng đất 15 – 20 năm để phát triển nông nghiệp là rất hợp với tình hình hiện nay. Bà Lan cho biết: “Trong nhiều cuộc họp, kể cả góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai trước đây, chúng tôi cũng đã đưa ra các kiến nghị, cần công nhận quyền sở hữu đất đai cho người dân ít nhất 15 – 20 năm. Hiện ở nhiều nước phương Tây họ đã công nhận quyền sở hữu đất đai cho người dân lên đến 100 năm, có ổn định về đất đai thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm đầu tư”.
Hiện Vĩnh Phúc đã có rất nhiều công ty, tập đoàn muốn đầu tư vào nông nghiệp ở Vĩnh Phúc, trong đó có Vingroup đã quyết định đầu tư dự án sản xuất rau sạch với quy mô 500ha, tổng số vốn lên tới 500 – 700 tỷ đồng. Ông Lê Khắc Hiệp – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ: “Tập đoàn quyết định đầu tư vào nông nghiệp, bởi hiện vấn đề mất VSATTP đang rất báo động, nếu chúng ta sản xuất ra rau, củ, quả sạch chắc chắn sẽ phát triển được. Mặc dù biết đầu tư vào nông nghiệp có rất nhiều rủi ro, song chúng tôi rất quyết tâm”.
Cần một chiến lược dài hơi
Ông Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá, ở các nước trên thế giới họ tái cơ cấu bằng 2 chu kỳ. Chu kỳ 1, đầu tư công nghiệp để tạo giá trị kinh tế, việc làm. Chu kỳ 2, khi công nghiệp đã phát triển, sẽ quay trở lại lấy công nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và Vĩnh Phúc đang đi đúng theo xu hướng của thế giới. Ông Vang thông tin: “Mặc dù GDP trong nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 2%, Anh chỉ chiếm 5%, song họ rất coi trọng nông nghiệp. Và hiện chúng ta đã có đủ điều kiện để tái cơ cấu”.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, Hội thảo có một ý nghĩa rất lớn, không chỉ với Vĩnh Phúc mà còn đối với cả nước và càng quý hơn khi nó được triển khai trên quê hương của nguyên cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc. “Gần đây có rất nhiều doanh nghiệp hướng đến nông nghiệp, tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu. Song hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tôi đồng ý với việc cho các doanh nghiệp thuê, tích tụ đất đai theo phương án của Vĩnh Phúc đề ra, theo hướng hỗ trợ nông dân, chứ không phải “chạy theo”. Gạt bỏ cơ chế xin cho. Nhà nước hỗ trợ chính sách, hạ tầng, vốn… còn người dân cần lựa chọn những hình thức, sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Còn về lao động, Vĩnh Phúc cần đẩy mạnh đào tạo lao động, giáo dục, để có nguồn lao động tốt nhất” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã