Do bê uống thiếu sữa đầu: Sữa đầu chứa nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bê mới sinh.
Chuồng nuôi ẩm ướt: Khiến bê bị lạnh phải sử dụng năng lượng để duy trì thân nhiệt dẫn đến việc suy giảm sức đề kháng, hơn nữa các loại vi khuẩn, virus dễ dàng cư trú sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt, từ đó sẽ tăng nguy cơ xâm nhập vào phổi bê.
Viêm phổi do virus: Một số loại virus thường gây viêm phổi gồm Bovine herpes virus; Bovine viral diarrhea (BVD) type 1, type 2; Bovine respiratory syncytial virus (BRSV)... Hầu hết viêm phổi do virus hiếm khi gây chết bê, nhưng chúng làm hỏng niêm mạc phổi và làm giảm chức năng miễn dịch, từ đó cho phép vi khuẩn gây bệnh có ở môi trường xung quanh xâm nhập vào trong phổi. Virus thường ảnh hưởng đến các thùy trên của phổi.
Viêm phổi do vi khuẩn: Một số vi khuẩn gây viêm phổi trên bê như Mannheimia haemolytica (thường được gọi là Pasteurella haemolytica); Histophilus somni; Mycoplasma bovis… Đa số vi khuẩn gây viêm phổi thường cư trú ở mũi bê nhưng không gây bệnh, tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy yếu vi khuẩn sẽ xâm nhập vào phổi. Vi khuẩn thường ảnh hưởng thùy dưới của phổi.
Viêm phổi trên bê sữa làm giảm hiệu quả kinh tế, giảm tăng trọng cho bê - Ảnh: Tim Scrivener
Trong suốt giai đoạn sớm của nhiễm trùng viêm phổi có thể khó phát hiện. Nhiệt độ cao lên là dấu hiệu đầu tiên của bệnh và thường xảy ra 12 - 72 giờ trước khi dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Bê lừ đừ, không nhanh nhẹn, ít quan tâm đến mọi thứ xung quanh, thường hay đứng hoặc nằm riêng khỏi đàn, sốt trên 39,70C. Bê gục đầu, cổ vươn dài, tai bê sụp 1 hoặc 2 bên. Bê có thể chảy nước mắt hoặc có dữ ghèn khi viêm phổi.
Tăng tần số hô hấp, bê thở mạnh, có tiếng ồn. Bê ho, lúc đầu tiếng ho còn khỏe, dài về sau khi tình trạng viêm phổi nặng dẫn đến thể tích chứa khí của phổi giảm dần dẫn đến tiếng ho yếu, ngắn.
Phát hiện sớm là điểm then chốt quyết định khả năng điều trị khỏi bệnh cho bê viêm phổi. Khám bệnh và phân loại nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, nguyên tắc là phải sử dụng kháng sinh càng nhanh càng tốt khi nghi ngờ bê bị bệnh mô phổi. Lựa chọn kháng sinh dựa vào tình hình thực tế tại trại, dựa vào kinh nghiệm hoặc có thể lấy mẫu bệnh phẩm viêm phổi để thực hiện kháng sinh đồ. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng như: Tetracyline, gentamycine, tylosin, Tulathromycine… Khi số lượng nhu mô phổi bị phá hủy quá nhiều thì điều trị không còn hiệu quả. Nên tiếp tục phác đồ điều trị và theo dõi trong ít nhất 48 giờ sau khi những triệu chứng viêm phổi biến mất.
Bê con cần được nuôi dưỡng, chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, khô ráo và được cho uống sữa đầu hoặc chất thay thế sữa đầu đầy đủ và đúng thời điểm. Bê cần không khí trong lành, không có gió lùa mọi lúc, luôn giữ chuồng nuôi mát mẻ, và thông thoáng.
Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sổ ký sinh trùng đường ruột, tiêm Vitamin A, D, E, uống thuốc phòng cầu trùng bê để tăng cường sức đề kháng cho bê. Tránh stress nhiều nhất có thể. Chia cách nhân tố gây stress (như là cai sữa, di chuyển, khử sừng, thiến) ít nhất 1 tuần. Tiêu độc chuồng trại định kỳ (khoảng 7 ngày/lần hoặc 3 ngày/lần khi có nhiều bê bị bệnh). Thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại triệt để. Bố trí hố tiêu độc ở mỗi cửa chuồng trại (bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng). Ðịnh kỳ tiêu độc mỗi tuần hoặc 2 - 4 tuần/lần, khi có nguy cơ dịch thực hiện mỗi ngày 1 lần (liên tục 3 - 7 ngày). Sử dụng các sản phẩm vi sinh hạn chế mùi hôi trong trại chăn nuôi.
Trong quá trình nuôi cần tránh các yếu tố gây stress. Quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt (khi thời tiết quá khô nóng thì che chắn cho bò hoặc tìm chỗ trú có bóng mát), không thay đổi khẩu phần quá đột ngột, bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần nhất là bò lấy sữa.
Bổ sung Premix vitamin, khoáng để tăng cường sức khỏe cho bò, tránh thiếu chất, có thể sử dụng bột Premix qua ủ chua, kiềm hóa thức ăn thô xanh, thô khô.
Khi phát hiện bê bị bệnh, cần tiến hành cách ly ngay với nguồn lây truyền bệnh, tránh khách thăm quan, không mượn dụng cụ, xe cộ ở các trại chăn nuôi khác.
Thực hiện tiêm phòng vaccine các loại bệnh đã có vaccine: Tụ huyết trùng trâu bò: Tiêm lần đầu cho bò trên 4 tháng tuổi, nên lập lại liều thứ 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, tái chủng 6 tháng/lần. Ở những nước có dịch địa phương CBPP thì tiến hành tiêm vaccine CBPP. Lựa chọn địa chỉ cung cấp uy tín để có hiệu quả tốt nhất.
Theo Phương Đông/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã