Từ khi nhiều sản phẩm chứa MCFAs và các phái sinh xuất hiện trên thị trường, ngày càng có nhiều nghiên cứu sâu hơn về lợi ích thực sự của thành phần này đối với vật nuôi. Một nghiên cứu đã chỉ ra, hệ vi sinh đường ruột của heo có thể được cải thiện bằng cách bổ sung hỗn hợp axit hữu cơ và MCFAs vào thức ăn của vật nuôi.
Hoạt tính kháng khuẩn của MCFAs được nghiên cứu từ lần đầu tiên nó được phát hiện trong sữa mẹ. Các thành phần sữa mẹ không kháng khuẩn tự nhiên, nhưng khi triglyceride trong sữa được tiêu hóa đã giải phóng ra các axit béo và monoglyceride, sinh ra hoạt tính kháng khuẩn. MCFAs được nghiên cứu rộng rãi dưới dạng axit béo tự do và monoglycerides để xác định hoạt tính kháng khuẩn trong phạm vi phòng thí nghiệm. Axit lauric (LA) là một MCFA quan trọng với vô số hoạt tính kháng khuẩn (vi khuẩn, nấm và virus). Cơ chế hoạt động kháng khuẩn được biết đến nhiều nhất của MCFAs và các phái sinh của chúng là phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn, từ đó ức chế tăng trưởng của vi khuẩn. Glyecerol xương sống trong monoglyceride axit lauric (GML) có các đặc tính hút nước mạnh hơn các dạng axit béo có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp hơn để chống lại một số vi khuẩn gram dương in vitro, như Streptococcus. Tuy nhiên, không phải vi khuẩn gram dương nào cũng vậy. Nghiên cứu cho thấy, LA và GML có nồng độ ức chế tương tự nhau với các vi khuẩn C.diphteriae, trong khi LA có hoạt tính ức chế L.monocytogenes mạnh hơn.
Một nghiên cứu khác phát hiện, GML và LA có hoạt tính giống nhau khi chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus. Axit lauric chịu một phần nhiệm vụ ức chế hoạt tính của GML để chống lại S.aures. Ngoài ra, LA và GML ngăn chặn sự xuất hiện hoạt tính -lactamase ở nồng độ tương tự nhau và ngăn chặn các biểu hiện của hội chứng sốc nhiễm độc (TSST-1) từ S.aures. Ngoài ra, LA và GML còn tạo ra hiệu lực hiệp đồng chống lại liên cầu khuẩn Steptococcus ở tỷ lệ trộn khác nhau: Sự kết hợp tạo hoạt tính ức chế mạnh mẽ hơn so hợp chất hoạt động riêng lẻ (LA:GNL=2:1; MIC:20µg/ml; LA, MIC: 120 µg/ml; GML, MIC: 30 µg/ml). Cả LA và GML đều kháng virus có vỏ bọc.
Dựa trên các phát hiện về kháng khuẩn in vitro, axit hữu cơ có thể làm chất bảo quản thức ăn với vai trò như hàng hào đầu tiên ngăn chặn lây nhiễm mầm bệnh thông qua đường ăn uống.
Những nhận thức về an toàn sinh học thức ăn đang dần nâng cao trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu chỉ ra trong khi các nguyên liệu thức ăn từ phụ phẩm động vật chính là các nguy cơ chính truyền nhiễm virus. Thương mại TĂCN vẫn diễn ra sôi động khắp toàn cầu, làm tăng nguy cơ lây lan virus từ lục địa này sang lục địa khác. Từ năm 2013, bùng phát virus gây bệnh tiêu chảy ở heo (PEDv) tại Mỹ, các điều tra dịch tễ sâu hơn đã phát hiện thành phần thức ăn bị nhiễm khuẩn chính là nguy cơ lây lan đại dịch. Nghiên cứu hợp tác giữa TS. Scott Dee từ Pipestone Applied Research, TS. Megan tại Đại học Kansas và một số chuyên gia khác đã chứng minh, MCFAs là các chất tiềm năng để làm giảm sự lây lan virus PRRSv, PEDv và SVA sang heo con từ thức ăn bị nhiễm khuẩn.
MCFAs và các phái sinh của chúng không chỉ điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách làm giảm các vi khuẩn mang mầm bệnh không mong muốn, mà còn ảnh hưởng đến hình thái học đường ruột. Nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung MCFAs cho heo con làm lông nhung ruột trong ruột non dài hơn với bề sâu thấp hơn. MCFAs cũng đóng vai trò điều chỉnh miễn dịch, đặc biệt suốt giai đoạn viêm nhiễm.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, bổ sung MCFAs triglycerides vào thức ăn của chuột giúp bảo vệ đường ruột của chúng bằng cách tăng bài tiết glubin miễn dịch IgA và điều chỉnh đáp ứng miễn dịch viêm nhiễm khi được thử thách với độc tố endotoxin, LPS. Họ cũng phát hiện giúp làm giảm viêm đường ruột và kích ứng ôxy hóa trong khi củng cố chức năng hàng rào đường ruột.
Cải thiện hiệu suất chăn nuôi đồng thời giảm sử dụng kháng sinh tại trang trại đòi hỏi chiến lược toàn diện từ an toàn sinh học đến thức ăn vệ sinh. Đường ruột khỏe mạnh là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng, cải thiện đề kháng và tập trung năng lượng để phát triển tốt hơn. MCFAs và các phái sinh của chúng đóng vai trò quan trọng trong thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng. Chúng không chỉ là thành phần kháng khuẩn mà còn cải thiện hình thái học đường ruột, đáp ứng miễn dịch và giảm mầm bệnh trong thức ăn.
Theo nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã