Quảng Bình: Người dân Quảng Trạch ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Tận dụng diện tích đất vườn nhà, từ năm 2012 đến nay, gia đình ông Phan Văn Ngại, ở thôn Hải Lưu, xã Quảng Tiến (Quảng Trạch) đã đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp (chim trĩ, ếch và cá). Để phát triển mô hình, ông Ngại đã đầu tư vốn, xây các bể xi măng nuôi ếch thịt và ươm ếch giống.
Bình quân mỗi năm ông xuất bán 3 lứa ếch giống, mỗi lứa trên 15 nghìn con, cho doanh thu khoảng 50 triệu đồng. Từ thành công của mô hình nuôi ếch, ông Ngại đã đầu tư vốn nuôi thêm 150 con chim trĩ.
Bà Trịnh Thị Minh Thái, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch cho biết: "Hội Nông dân xã đã chú trọng tuyên truyền, vận động bà con tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là lựa chọn các con giống, cây giống phù hợp để đưa vào sản xuất, chăn nuôi nhằm tăng năng suất, giá trị sản phẩm nâng cao thu nhập cho bà con. Điển hình có các mô hình, như: Chăn nuôi đà điểu trên cát; chăn nuôi lợn, cá, trồng rau quả nhà màng; cung cấp gia cầm giống các loại. Các mô hình này đều áp dụng KHKT cao vào sản xuất, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 2,48%".
Theo ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quảng Trạch, nhờ sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của các cấp hội nông dân, nên nhiều hội viên nông dân đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Điều này đã giúp lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", xây dựng nông thôn mới.
Hà Tĩnh: Cam Vũ Quang lên sàn thương mại điện tử
Sáng ngày 29/9, UBND huyện Vũ Quang đã phối hợp cùng với Sở Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất cam và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương vận hành, bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Theo số liệu của ngành nông nghiệp Vũ Quang, toàn huyện hiện có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.000 ha cho thu hoạch.
Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với việc người dân chủ động chăm sóc và tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nên cam cho năng suất cao. Ước tính, sản lượng cam của toàn huyện đạt khoảng gần 30.000 tấn (tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2020). Đây cũng là vụ cam được mùa nhất từ trước đến nay.
Đến thời điểm hiện nay, cam đã bắt đầu vào vụ thu hoạch, tuy nhiên các thương lái chưa thu mua, đặt hàng số lượng lớn như những năm trước do lo sợ về diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, một số thị trường tiêu thụ lớn như: TP Hồ Chí Minh đang thực hiện Chỉ thị 16 khiến việc tiêu thụ cam gặp nhiều khó khăn.
Nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam Vũ Quang, Sở Công thương đã làm việc với Bộ Công thương và các sàn thương mại điện tử lớn để xây dựng gian hàng cam Vũ Quang trên Voso.vn (Viettel), Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), Hatiplaza.com (Sàn TMĐT Hà Tĩnh) để kết nối, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiêu thụ cam của địa phương.
Quảng Trị: Tạo kết nối cung cầu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
Những năm qua, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nông thôn như khuyến công, “Mỗi xã một sản phẩm”… đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong đó có những sản phẩm đạt chất lượng tốt.
Nhờ được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tạo điều kiện tham gia các hoạt động bình chọn sản phẩm các cấp, sản phẩm của Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên Nhiên Thảo được người tiêu dùng cả nước biết đến. Đặc biệt là trong thời điểm có dịch, nhu cầu sử dụng các loại tinh dầu phòng, chống COVID-19 tăng cao đã làm cho sản phẩm của các cơ sở sản xuất tinh dầu thiên nhiên ở Quảng Trị đắt khách hơn.
Chị Trần Thị Mỹ Dung, Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên Nhiên Thảo cho biết: “Nhờ được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty tham dự tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh nên công ty đã kết nối tốt với thị trường tiêu thụ trong cả nước. Trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nhu cầu của người dân sử dụng các loại tinh dầu trong phòng dịch tăng cao nên người tiêu dùng lựa chọn nhiều các loại sản phẩm tinh dầu của công ty”.
Hiện nay, trong điều kiện COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách để chống dịch nên mặt hàng miến khô của cơ sở càng được tiêu thụ mạnh hơn. Cơ sở đã cố gắng khắc phục khó khăn trong khâu vận chuyển để đưa mặt hàng thiết yếu này đến với người tiêu dùng. Vì thế, sản phẩm của cơ sở được tiêu thụ nhiều hơn”.
Xác định được vai trò quan trọng của sự gắn kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, cùng với việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất máy móc phục vụ sản xuất để nâng cao năng suất, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối thị trường cho các sản phẩm CNNT, nhất là đối với các sản phẩm mới ra mắt trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho các sản phẩm mới gia nhập thị trường một cách tốt nhất. Thông qua hoạt động kết nối này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT có cơ hội khảo sát nhu cầu tiêu dùng trong cả nước, có điều kiện tiếp xúc với các đại lý, nhà phân phối để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã