Học tập đạo đức HCM

Biến đất bạc màu thành “bờ xôi ruộng mật”

Thứ tư - 08/02/2017 21:48
Làm nông nghiệp khổ lắm, cố gắng học hành thành đạt, sau này thoát ly khỏi đồng ruộng thì cuộc sống mới khấm khá lên được; Câu nói quen thuộc ấy là nguồn động lực giúp bao thế hệ hăng say học tập và đã thành công trong cuộc sống. Nhưng cũng có người học xong lại trở về làm nông dân, biến những mảnh đất bạc màu thành “bờ xôi ruộng mật” và làm giàu từ đất.
Bám đất làm giàu
 
Tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2009, khác với bạn bè cùng độ tuổi, cầm tấm bằng kỹ sư nông nghiệp với mong muốn xin được việc làm ổn định ở thành phố, anh Nguyễn Văn Thạch ở thôn An Phú, xã Lê Lợi (Kiến Xương) lại đi khắp nơi tìm hướng lập nghiệp. Đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước, được nghe, chứng kiến tận mắt những câu chuyện làm giàu từ đất của người nông dân, thậm chí bản thân anh trực tiếp làm thuê trên những mảnh đất ấy để học hỏi và tích lũy cho mình những kinh nghiệm thực tế. Sau 7 năm học hỏi, anh Thạch trở về quê thực hiện giấc mơ làm giàu. Vụ đông năm nay là khởi đầu cho sự nghiệp của anh, tại xã Lê Lợi, anh thuê 10ha đất để trồng cây khoai tây. Qua bạn bè giới thiệu, anh tiếp tục sang xã An Hiệp (Quỳnh Phụ) thuê 17ha đất cấy lúa kém hiệu quả, chuyển đổi thành vùng chuyên màu. Để phục vụ cho sản xuất, anh đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua các loại máy hiện đại như: máy cắt cỏ, máy phun thuốc trừ sâu, máy trồng khoai tây tích hợp các tính năng làm đất, vun luống, phân bón và đầu tư hệ thống tưới văng… Chia sẻ về động lực bám đất, bám ruộng để làm giàu, anh Thạch cho biết: Chứng kiến cảnh bà con bỏ ruộng ngày càng nhiều, tôi rất xót xa. Xuất phát từ niềm đam mê với đồng ruộng cùng những kiến thức được học, tôi quyết tâm biến những mảnh đất này thành cánh đồng trù phú. Áp dụng phương thức luân canh gối vụ, sau khi thu hoạch khoai tây vụ đông sẽ tiếp tục đưa những giống rau hàng hóa vào gieo trồng. Tôi đã ký hợp đồng với một số công ty, họ sẽ thu mua nông sản, đồng thời cung ứng giống cho vụ tiếp theo.
 
Đam mê với đồng ruộng, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chỉ vài tháng nữa, tin tưởng rằng anh Thạch sẽ thu được thành quả trên cánh đồng chuyên màu của mình.
 
Hưởng thành quả từ đất
 
Cũng như anh Thạch, năm 2013, ông Nguyễn Văn Trọng ở thôn Thượng Lãng, xã Minh Hòa (Hưng Hà) đã thuê lại hơn 4 mẫu đất cấy lúa kém hiệu quả của người dân trong vùng để chuyển đổi sang xây dựng mô hình VAC, chỉ sau một năm đã được hưởng thành quả từ mô hình. Ông Trọng cho biết: Khu ruộng thuê là một vùng heo hút, cách xa khu dân cư, đất bạc màu, chua phèn, cấy lúa năng suất thấp nên bà con để không. Gia đình tôi huy động nguồn vốn, đầu tư 2 tỷ đồng cải tạo đất đai, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt, đào ao nuôi thả các giống cá truyền thống, trên bờ trồng các loại cây ăn quả. Trang trại thường xuyên nuôi 50 lợn nái, 350 lợn thịt thương phẩm. Chỉ từ chăn nuôi, năm đầu tiên đã cho thu lãi, sau 3 năm chuyển từ trồng lúa sang nuôi lợn, thả cá, bình quân mỗi năm gia đình tôi thu lãi 200 triệu đồng. Hiện tại, diện tích ruộng bà con bỏ không còn rất nhiều, tôi sẽ tiếp tục thuê lại để mở rộng vùng chăn nuôi.
 
Ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hưng Hà cho biết: Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng các cơ chế chính sách của tỉnh đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân có cơ hội thuê đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hình thành các khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại cho giá trị kinh tế cao. Tính đến tháng 10/2016, trên địa bàn huyện Hưng Hà có 476 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia tích tụ ruộng đất với tổng diện tích 571,3ha. Hầu hết diện tích đất tích tụ được chuyển sang các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả cho lợi nhuận cao, bình quân cho thu lãi từ 100 - 600 triệu đồng/ha/năm.
 
Nhờ tích tụ ruộng đất, các cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung tiếp tục được duy trì và mở rộng. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016, toàn tỉnh có 262 cánh đồng lớn với tổng diện tích 12.164ha (tăng 85 cánh đồng so với năm 2015). Thông qua các mô hình tích tụ ruộng đất, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, phương tiện, vốn, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho người nông dân ngay trên chính mảnh ruộng của mình, khắc phục được tình trạng nông dân để đất hoang hóa.
 
Hiệu quả từ các mô hình tích tụ ruộng đất đã góp phần làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún của người nông dân, thay vào đó là tư duy đổi mới, tăng cường liên kết, sản xuất tập trung, tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình.
 

 
Ông Nguyễn Thành Tín, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ
 
Những năm gần đây, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thu hút lực lượng lao động nông thôn khá lớn, vì vậy người dân không thiết tha với đồng ruộng, nhiều khu đất cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang, phong trào trồng cây màu vụ đông cũng dần mai một. Để tạo điều kiện cho những người có nhu cầu thuê đất, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các thôn vận động những người còn nhu cầu sử dụng đất chuyển sang một vùng sản xuất tập trung; những hộ không còn nhu cầu cấy ruộng sẽ dồn đổi cho người thuê đất để thực hiện mô hình chuyển đổi. Như vậy, người dân không chỉ được trả tiền thuê đất mà còn có điều kiện lao động trong các khu công nghiệp.
 
Ông Hoàng Đức Hải, Trưởng thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư
 
Việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện tham gia tích tụ ruộng đất, quy vùng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Thôn Đại Đồng là thôn đầu tiên của xã Tân Hòa thực hiện thí điểm xây dựng các mô hình tích tụ ruộng đất. Nhiều hộ trong thôn đã thuê lại những mảnh ruộng manh mún, nhỏ lẻ của những hộ không có nhu cầu cấy lúa đưa vào quy trình sản xuất tập trung, cấy những giống lúa cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Cũng có những người là con em địa phương nhưng công tác xa quê, nay trở về thuê lại đất cấy lúa kém hiệu quả của bà con chuyển sang xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, tạo việc làm cho người dân địa phương với mức thu nhập ổn định.

 
Thanh Huyền
Nguồn: baothaibinh.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập478
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay85,397
  • Tháng hiện tại790,510
  • Tổng lượt truy cập90,853,903
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây