Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch VIFOCA cho biết, hiện tất cả các hãng cà phê rang xay hàng đầu trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, điển hình như Néstle, Olam… Riêng Néstle đã đầu tư 300 triệu USD vào ngành chế biến sâu cà phê Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn đang tiếp tục khảo sát và chuẩn bị đầu tư vào cà phê rang xay và hòa tan để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động dồi dào để đón đầu một loạt các hiệp định thương mại đa phương và song phương đã có hiệu lực như FTA với EU, Liên minh kinh tế Á-Âu, AEC…
Thị trường cà phê Việt Nam đang thu hút được các tập đoàn lớn đầu tư vào chế biến sâu. Ảnh: K.L
Lý giải làn sóng đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu trong ngành cà phê, đại diện VIFOCA cho biết, trước đây các nước chỉ nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam làm nguyên liệu và bảo hộ khâu chế biến trong nước. Do đó, các sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam thường bị áp thuế 20% khi xuất khẩu vào các thị trường này. Tuy nhiên, gần đây với việc tham gia các hiệp định tự do thương mại, mức thuế đã được giảm về 0%. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho việc đầu tư chế biến sâu vào sản phẩm cà phê Việt Nam.
Không chỉ các doanh nghiệp FDI nắm bắt cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp trong nước như Vinacafe, Trung Nguyên, Mê Trang, Tín Nghĩa… cũng đang triển khai các dự án sản xuất cà phê chế biến hướng đến xuất khẩu. Một số sản phẩm “Cà phê 2 trong 1”, Cà phê 3 trong 1”… được đưa sang nhiều thị trường với kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến sâu ước đạt 350 triệu USD trong năm 2016. Nếu như trong năm 2013, cà phê chế biến chỉ chiếm 1,7% lượng cà phê xuất khẩu thì năm 2015, tỷ lệ này đã tăng lên thành 11,2% và con số này tiếp tục gia tăng trong năm 2016.
Theo ông Đỗ Hà Nam-Phó Chủ tịch VIFOCA, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững cũng phải đầu tư vào chiều sâu. Bởi, sản lượng cà phê đang tăng cao, người nông dân tham gia vào khâu điều tiết thị trường nên lợi nhuận chủ yếu nằm ở khâu dịch vụ, chế biến sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn do chi phí đầu tư cho các thiết bị rất đắt đỏ, thị trường tiêu thụ lại nằm trong tay các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Doanh nghiệp Việt có thể rơi vào tình trạng đầu tư nhà máy xong sẽ không bán được sản phẩm.
Tác giả bài viết: Linh Nguyên
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã