Theo ông Nguyễn Đăng Vang - Hội Chăn nuôi Việt Nam, nói là chăn nuôi quy mô nhỏ nhưng thực ra có những mô hình chăn nuôi này ở nước ta vô cùng nhỏ lẻ. Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở Việt Nam từ 1-49 con lợn/hộ, quy mô này chỉ bằng 1%-8%, quy mô hộ chăn nuôi nhỏ theo tiêu chuẩn của thế giới. Các hộ này chưa tiếp cận các chính sách của nhà nước về tín dụng, hạn chế trong việc áp dụng công nghệ mới. Số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ này chiếm 89% số hộ nuôi gia cầm và 86% số hộ nuôi lợn nhưng sản phẩm chăn nuôi chỉ chiếm 30-34% tổng số sản lượng sản phẩm chăn nuôi và thu nhập thấp sẽ làm cho khoảng 7 triệu hộ chăn nuôi rất nhỏ này có nguy cơ bỏ chăn nuôi. Đồng tình với quan điểm này, theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi hiện đạt khoảng 140-150 nghìn tỷ đồng. Hiện cả nước chủ yếu vẫn là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 23 ngàn trang trại, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. Cũng đề cập đến sự manh mún của ngành chăn nuôi nước ta, TS Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho rằng, có thể tổng hợp 3 điểm yếu lớn của ngành chăn nuôi Việt Nam là sự phát triển thiếu bền vững về năng suất, giá cả, chất lượng giống vật nuôi và hình thức tổ chức chăn nuôi kiểu cũ. Đã vậy, giá thức ăn chăn nuôi lại cao càng làm giảm đi lợi nhuận của người chăn nuôi theo hộ gia đình. Phát triển chăn nuôi quy mô lớn, bền vững gắn liền với quy hoạch chăn nuôi xử lý chất thải ô nhiễm môi trường vẫn đang là tồn tại lớn ở hầu hết các địa phương. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi thì đã đến lúc phải hình thành các khu chăn nuôi riêng biệt, mang tính công nghiệp, cách xa dân cư. Tuy nhiên, nhiều địa phương lại quan niệm đơn giản, chăn nuôi tập trung là gom các hộ nuôi nhỏ lẻ vào một khu đồng bãi nào đó. Vì vậy một số khu chăn nuôi tập trung đang biến thành gia trại hoặc khu kinh tế mới. Trong một Hội thảo về Phát triển ngành chăn nuôi được tổ chức mới đây tại TPHồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám lưu ý, "đừng hiểu quy hoạch chăn nuôi như quy hoạch khu công nghiệp. Hiện nhiều địa phương đang quy hoạch chăn nuôi giống như quy hoạch công nghiệp. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi vì không nhất thiết phải đem gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, bò nhốt vào một khu”. Theo ông Tám, cách tốt nhất là chúng ta phải chỉ ra vùng nào phù hợp với từng đối tượng vật nuôi để bố trí đất đai cho hợp lý. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã