Học tập đạo đức HCM

Kinh tế thế giới còn lao đao

Thứ sáu - 04/09/2020 03:20
Kinh tế toàn cầu tiếp tục đối diện với những rủi ro do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.

Các số liệu thống kê được công bố chính thức ở nhiều nền kinh tế cho thấy hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch. Không ít nền kinh tế trên thế giới đối mặt với làn sóng bùng phát thứ hai của đại dịch COVID-19. Dù vậy, các nền kinh tế vẫn cân nhắc, tiến hành mở cửa trở lại, song thận trọng hơn và lưu tâm đến các kịch bản để chuyển đổi trạng thái giữa giãn cách và khôi phục hoạt động kinh tế. Căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn, tình hình thiên tai… cũng đặt ra thêm thách thức đối với quá trình phục hồi kinh tế của nhiều nước trên thế giới.

Tăng trưởng kinh tế thế giới tháng 8/2020 tiếp tục phục hồi so với tháng trước. Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu thế giới tháng 7/2020 đạt 50,8 điểm, tăng so với mức 47,8 điểm trong tháng 6/2020. Mức điểm cho thấy đã có sự mở rộng sản xuất, tuy vậy sự hồi phục sản xuất ở các khu vực trên thế giới còn khác nhau.

Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF có tên “Con đường dẫn tới sự hồi phục và trạng thái mới hậu COVID-19”, lấy ý kiến của 40 nhà kinh tế trưởng có uy tín, đã đưa ra những đánh giá và khuyến nghị quan trọng về hiện trạng nền kinh tế thế giới. Ba thách thức mới nổi mà các chính phủ và doanh nghiệp trên thế giới sẽ phải đối mặt khi thế giới bước vào giai đoạn phục hồi bao gồm: Sửa đổi chính sách kinh tế để giảm thiểu bất bình đẳng và cải thiện tính cơ động của xã hội; xác định các nguồn lực tăng trưởng kinh tế mới; và áp dụng các mục tiêu tăng trưởng mới.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): “Nền kinh tế và xã hội toàn cầu sẽ còn nhiều năm tháng khó khăn ở phía trước, đặc biệt là khi số lượng các ca nhiễm đang không ngừng tăng lên. Tình trạng bất ổn chính trị- xã hội do đói nghèo là một trong số những thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế”. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thương mại hàng hóa toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong quý II/2020 khi đại dịch COVID-19 lan rộng. Cả IMF và Ngân hàng Thế giới đều cảnh báo về rủi ro của một cuộc khủng hoảng nợ mới.

Ngày 12/8, Trung tâm Tài chính quốc tế Hàn Quốc (KCIF) cho biết, Ngân hàng Citibank và cơ quan phân tích kinh tế của Anh Capital Economics (CE) mới đây đã dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng bình quân 2,63%/năm trong giai đoạn 2019-2024, giảm 0,7% so với dự báo trước đó.

Tình hình một số nền kinh tế chủ yếu

Kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế biến chế tạo của Mỹ tháng 7/2020 đạt 50,9 điểm, thể hiện mức tăng trưởng lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020 và tăng nhẹ so với 49,8 trong tháng 6/2020. Mức sụt giảm về việc làm đã bắt đầu giảm bớt, sản lượng và đơn hàng tăng, đồng thời giá đầu vào cũng bắt đầu tăng. Chỉ số PMI ngành dịch vụ tháng 7/2020 cũng tăng lên 50 điểm so với 47,9 điểm trong tháng 6/2020 và là mức ổn định đầu tiên kể từ tháng 2/2020. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu phục hồi kinh doanh và tăng sản lượng. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ có xu hướng giảm, từ 14,7% trong tháng 4/2020 xuống còn 13,3%, 11,1% và 10,2% trong các tháng 5, 6 và 7/2020.

Khu vực châu Âu đã có một số tín hiệu tích cực hơn. Chỉ số PMI tổng hợp của khu vực Eurozone trong tháng 7/2020 phục hồi mạnh mẽ ở mức 54,9 điểm (cao hơn mức dự kiến 54,8 điểm và mức 48,5 điểm của tháng 6/2020 sau thời gian ảnh hưởng mạnh từ dịch COVID-19). Chỉ số PMI khu vực dịch vụ cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ ở mức 54,7 điểm từ mức 48,3 điểm của tháng 6 và 30 điểm của tháng 5/2020. PMI của tất cả các nền kinh tế lớn thuộc khu vực này tháng 7/2020 đều vượt mức 50 điểm, mức điểm cho thấy sự mở rộng sản xuất, trong đó đặc biệt là Pháp với 57,3 điểm, Đức 55,3 điểm; Tây Ban Nha 52,8 điểm; Italy 52,5 điểm.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 7/2020 của khu vực cũng cải thiện so với tháng trước đó, đạt mức 0,4%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, ở mức 7,8% trong tháng 6/2020, từ mức 7,4% trong tháng 5/2020.

Kinh tế Nhật Bản tiếp tục đối mặt với các khó khăn. Đại dịch COVID-19 kéo dài đã tác động mạnh lên cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Chỉ số PMI sản xuất tăng lên mức 45,2 điểm trong tháng 7/2020 so với mức 40,1 trong tháng 6/2020. Chỉ số PMI dịch vụ cũng chỉ đạt 45,4 điểm trong tháng 7/2020 cao hơn mức 45 điểm trong tháng 6/2020. Cán cân thương mại thâm hụt 268,8 tỷ yen vào tháng 6/2020. Xuất khẩu giảm 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 4,86 tỷ Yên trong khi nhập khẩu giảm 14,4% xuống 5,13 tỷ yen.

Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ như thông qua kế hoạch chi 1.130 tỷ yen (khoảng 10,7 tỷ USD) từ quỹ dự phòng của tài khóa 2020 để tài trợ cho các biện pháp giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ phân bổ 177,7 tỷ yen để cung cấp các khoản tín dụng khẩn cấp không lãi suất cho các hộ gia đình có thu nhập sụt giảm vì dịch, theo đó mỗi hộ gia đình sẽ được vay tối đa 200.000 yen.

Kinh tế Hàn Quốc suy giảm mạnh hơn so với dự kiến trong quý II/2020 và là mức giảm sâu nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Cụ thể, trong quý II/2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Hàn Quốc đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số PMI sản xuất mặc dù đã tăng lên 46,9 vào tháng 7/2020 từ 43,4 trong tháng 6/2020 song vẫn ở mức dưới 50 điểm cho thấy sản xuất không có sự mở rộng. Chi tiêu tiêu dùng tiếp tục duy trì ở mức yếu trong quý II/2020, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, song có sự cải thiện nhẹ so với mức giảm 4,8% so với cùng kỳ trong quý I/2020. Để giúp tăng chi tiêu trong nước, cho đến nay, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tiến hành 2 lần giảm lãi suất, cắt giảm lãi suất chủ đạo xuống mức thấp kỷ lục 0,5%.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng chậm và nguy cơ đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 quay trở lại cùng với ảnh hưởng do những trận mưa lớn gây ngập lụt ở khu vực miền Nam. GDP tăng 3,2% sau khi giảm tới 6,8% trong quý trước. Sản lượng công nghiệp tháng 7/2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn mức giảm 3% trong tháng 6/2020. Trong khi đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng - một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - giảm 1% trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7/2020 ở mức 5,7%.

Thị trường tài chính tiền tệ thế giới có nhiều diễn biến khó lường trong bối cảnh thế giới vẫn chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và căng thẳng giữa Mỹ và một số quốc gia với Trung Quốc tiếp tục kéo dài tác động xấu tới kinh tế thế giới. Cụ thể, ở Trung Quốc, nợ xấu của các ngân hàng lớn đã tăng mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của COVID-19, gây áp lực rất lớn đối với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, do đó, Trung Quốc đã phải cho phá sản ngân hàng đầu tiên do bê bối gian lận. Theo dự báo, tổng nợ xấu trong hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ chạm mốc 3.400 tỷ NDT, tăng mạnh so với mức 2.300 tỷ NDT (năm 2019).

An Bình/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay29,072
  • Tháng hiện tại687,141
  • Tổng lượt truy cập90,750,534
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây