Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Sẽ nâng mức hỗ trợ

Thứ bảy - 10/08/2013 04:28
Ngày 9.8 tại Quảng Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức Diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp” nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn” 16 tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Tại diễn đàn, TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho rằng: “Sau 3 năm triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), đến nay đã đào tạo được 1.042.959 người học nghề, đã có 822.460 lao động trong số này có việc làm ổn định, và tăng thu nhập”. Tại diễn đàn, nhiều ND có ý kiến rằng, cần nâng cao kinh phí hỗ trợ đi lại, ăn ở, phụ cấp cho người học nghề, nhất là những vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Lao động nông thôn được đào tạo dạy nghề với phương châm “cầm tay chỉ việc thực hành tại chỗ”.
Lao động nông thôn được đào tạo dạy nghề với phương châm “cầm tay chỉ việc thực hành tại chỗ”.

Về việc này, ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề) cho biết: Hiện nay, Bộ Tài chính đang đề xuất với Chính phủ nâng thêm tiền hỗ trợ ăn, đi lại cho người học nghề, cụ thể: đồng bào dân tộc thiểu số, người mất đất sản xuất từ 15.000 đồng/người/ngày sẽ được nâng lên 25.000 đồng/người/ngày; người khuyết tật được nâng lên 35.000 đồng/người/ngày. Còn việc hỗ trợ đi lại, những người ở xa trên 15km, một khóa từ 200.000 đồng/người sẽ được nâng lên 300.000 đồng/người…

Ông Đỗ Việt Hoa - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, kiến nghị: “Theo tôi, việc đào tạo nghề LĐNT các cấp ngành cần phải tham mưu và giao cho một hệ thống làm, tránh gây lãng phí đối tượng học, hay giáo trình học mỗi nơi mỗi kiểu như thời gian qua. Khánh Hòa vẫn còn xảy ra tình trạng các trường CĐ nghề, trung cấp nghề đi “thuê” lại giáo viên của Trung tâm Khuyến nông để dạy nghề cho LĐNT. Theo tôi nên gom lại một đầu mối là tốt nhất”.

TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, yêu cầu: “Phải xác định được nghề phù hợp với ND; quy hoạch sản xuất địa phương hợp với nghề ND được dạy; việc tổ chức dạy nghề, địa điểm dạy nghề ở đâu, chỗ nào là phụ hợp thuận tiện nhất; đơn vị tổ chức giảng dạy nghề phải đủ điều kiện, giáo viên phải có kinh nghiệm, đào tạo lành mạnh; người học và người giảng dạy phải được gắn kết với nhau; đặc biệt hơn là phát huy được nghề sau khi học và phải phù hợp với nghề được học, nhằm tránh ND thất nghiệp”. 
Trương Hồng
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại921,098
  • Tổng lượt truy cập90,984,491
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây