Học tập đạo đức HCM

Lao động tại nông thôn đang giảm dần

Thứ hai - 22/07/2013 06:11
Luồng di cư chủ yếu tại nước ta hiện nay là từ nông thôn lên thành thị hoặc đến các khu công nghiệp. Cùng với đó, số lượng lao động làm việc tại nông thôn đang giảm dần. Độ tuổi lao động di cư dưới 30 tuổi và chủ yếu là vì mục đích kinh tế.
Ngày 20/6, Bộ LĐTBXH công bố kết quả nghiên cứu dự án “tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO”.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, trước khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (2007), Việt Nam có gần 80% lực lượng lao động làm việc tại nông thôn, đến nay con số này đã giảm còn 70,3%.
 
Do quá trình thu hồi đất nông nghiệp và đô thị hóa khiến diện tích đất canh tác đang dần giảm xuống. Thêm nữa, thu nhập mang lại từ nông nghiệp đã và đang không đủ đáp ứng cho việc duy trì cuộc sống. Vì vậy, nhiều người đã di cư lên thành thị hoặc đến các khu công nghiệp - đó cũng là luồng di cư chính ở nước ta hiện nay.
Dự án đã lựa chọn những tỉnh, thành phố có nhiều lao động di cư đến làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất và những tỉnh, thành phố đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện điều tra khảo sát, cụ thể là: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Tp.Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
 
Chủ yếu các lao động di cư nhằm tìm kiếm một công việc có thể mang lại thu nhập cao hơn. theo số liệu thống kê, có 6,5 triệu người đã di cư trong thời gian từ 2004 đến 2009, trong đó 80% là vì mục đích kinh tế.
 
Những lao động này, có tỷ lệ nữ giới 61,3% áp đảo so với 31,7% nam giới và còn khá trẻ chủ yếu là dưới 30 tuổi và nhóm di cư đến các khu công nghiệp thì có độ tuổi trung bình là 23.
 
Lao động di cư chủ yếu không có trình độ chuyên môn kỹ thuật: 66,1%. Chính vì trình độ thấp nên họ không có nhiều quyền lựa chọn và phải chấp nhận những công việc vất vả, mất sức lao động hay độc hại với thu nhập thấp. Theo nghiên cứu có 30,5% người lao động di cư làm các công việc có đặc điểm ô nhiễm tiếng ồn, bụi bẩn; 14,1% làm công việc độc hại, 10,4% làm công việc có tính chất nguy hiểm.
 
Một điểm đáng chú ý là dù không có chuyên môn kỹ thuật nhưng 44,7% lao động di cư cho rằng họ không cần học thêm kỹ năng, nghiệp vụ nào để làm quen với công việc hiện tại. Vì vậy những lao động di cư không mấy “mặn mà” với hỗ trợ đào tạo nghề. Đồng nghĩa với việc đối tượng của những đề án rất lớn như đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề án tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ dần ít đi.
 
Lao động di cư được đánh giá là nhóm yếu thế, thu nhập thấp và cần có nhiều sự quan tâm, hỗ trợ. Tuy nhiên, những chính sách hỗ trợ dành cho họ cả từ nơi đi và nơi đến đều khá ít, hoặc thiếu hiệu quả. Có 92,9% lao động di cư được hỏi cho rằng địa phương sở tại không có bất kỳ hỗ trợ gì.
 
Việc quá nhiều lao động từ nông thôn di cư lên thành thị sẽ dẫn đến mất cân bằng về lao động.
Tình trạng chung của nhiều đô thị lớn tại nước ta hiện nay là “quá tải” với người nhập cư. Trong khi đó, tại một số vùng nông thôn lại xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên nhiều lao động vẫn lựa chọn di cư đến thành thị, các khu công nghiệp bất chấp ruộng đất tại quê có thể bị bỏ hoang hoặc để người khác làm. Đô thị trở nên quá tải còn nông thôn thì ngày một trống trải, ruộng đồng hoang hóa.
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại706,522
  • Tổng lượt truy cập90,769,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây