Học tập đạo đức HCM

Kênh bê-tông lắp ghép, hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 19/07/2013 04:41
Ứng dụng bê-tông lắp ghép vào xây dựng kênh mương thủy lợi đang là một hướng đi mới được tỉnh Vĩnh Phúc triển khai, với kỳ vọng để đạt được về tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới.

Ứng dụng công nghệ mới, hiệu quả cao

Dự án thí điểm xây dựng kênh chính hữu của trạm bơm Đồng Năng, xã Thanh Trù (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) với chiều dài là 528m đã hoàn thành. Trên kênh có bốn hố ga, một cống đầu kênh có lắp đặt máy đóng mở, một tiêu năng và tám cửa lấy nước. Dự án do Công ty TNHH Thủy lợi Liễn Sơn thiết kế và thi công. Cấu kiện bê-tông thành mỏng đúc sẵn có kích thước 30x40cm. Hiện tại, giá mỗi cấu kiện là 530 nghìn đồng/m chiều dài, bao gồm phí vận chuyển đến công trình và thuế VAT. Khối lượng trung bình là 280 kg/2m dài, với chiều dày thành cấu kiện là 4cm.

Theo tính toán, chi phí lắp đặt kênh bằng cấu kiện bê-tông đúc sẵn vào khoảng 975 nghìn đồng/km. Trong khi đó, theo thống kê kinh phí thực hiện một số dự án kiên cố hóa kênh mương loại III tại 20 xã điểm xây dựng nông thôn mới của Vĩnh Phúc là khoảng 1,255 triệu đồng/km.

Đánh giá hiệu quả của công trình, ông Nguyễn Gia Quyền, Giám đốc Công ty Thủy lợi Liễn Sơn cho biết: So với kênh truyền thống, kênh lắp ghép bảo đảm truyền tải nước nhanh, giảm thời gian dẫn nước từ đầu kênh tới mặt ruộng, nâng cao chất lượng tưới ngày càng ổn định, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng xuất sản lượng cây trồng. Kênh có độ bền vững cao hơn, ít hư hỏng và kinh phí duy tu sửa chữa thấp. Không những vậy, còn tăng cường ổn định kênh, chống thất thoát nước, công tác quản lý và vận hành thuận lợi, dễ dàng.

Theo ông Kim Ngọc Tiến – Giám đốc Xí nghiệp Tư vấn khảo sát Thiết kế cho biết: Công nghệ bê-tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn dùng trong lĩnh vực kết cầu hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường có độ mịn, bền vững cao. Hệ số nhám của bê-tông cốt thép chỉ là 0,012, trong khi đó với phương pháp gạch xây, hệ số nhám là 0,017. Chính vì có hệ số nhám thấp, nên độ dẫn nước tốt hơn, lưu tốc nước nhanh và cỏ không mọc được trong lòng kênh nên không tốn chi phí nạo vét cỏ, khơi thông dòng chảy.

Hiện nay, kênh mương nội đồng chủ yếu hầu hết là đường đất hoặc đổ bê-tông tại chỗ. Do đổ thủ công tại chỗ nên kênh không đồng dạng, đồng nhất, không liền mạch, điều kiện địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu khó kiểm soát, không bảo đảm yêu cầu về chất lượng. Vì vậy với cách thức xây dựng bằng kết cấu bê-tông lắp ghép, ngoài vấn đề thi công nhanh, biện pháp thi công đơn giản, không đòi hỏi năng lực và kỹ thuật thi công cao, thì với sản phẩm này người dân cũng có thể tự thi công và rút ngắn được thời gian.

Điều cản trở lớn nhất hiện nay là do các tuyến kênh mương loại III chủ yếu nằm ở các khu ruộng và ven đường nên hầu như không có đường thi công dẫn đến việc thi công gặp nhiều khó khăn.

Hướng đi mới

Mục tiêu trở thành TP Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất bị xáo trộn phục vụ cho quy hoạch phát triển, bên cạnh đó với chủ trương dồn điền đổi thửa của tỉnh, sẽ gây lãng phí lớn trong đầu tư xây dựng. Do vậy, để duy trì công trình, tránh lãng phí, tiết kiệm, việc xây dựng kênh mương bằng bê-tông lắp ghép là mục tiêu quan trọng được tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm, nhằm có thể tháo dỡ lắp ghép sang vị trí khác để sử dụng, không phải phá bỏ công trình như cách xây dựng truyền thống. Ngoài ra, do kích thước nhỏ hơn so với kênh xây theo cách cũ nên phần diện tích đất chiếm dụng ít hơn, tăng được diện tích sử dụng đất cho người dân.

Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng để triển khai xây dựng kênh bằng phương pháp lắp ghép, cần phải thay đổi tư duy trong đầu tư xây dựng cơ bản trong các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị được giao nhiệm vụ, không nên dự án hóa xây dựng, điều quan trọng là sản phẩm đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định. Hiện, tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ trương cho phép triển khai xây dựng kênh bằng cấu kiện bê-tông đúc sẵn tại 20 xã điểm với tổng chiều dài gần 70 km với mức đầu tư là 70 tỷ đồng để thực hiện xong trong năm 2013.

Đức Tùng
Theo nhandan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại706,018
  • Tổng lượt truy cập90,769,411
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây