Học tập đạo đức HCM

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thể thao cơ sở Kỳ 2: Khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực chuyên trách

Thứ tư - 28/08/2013 20:40
Cùng với cơ sở vật chất thì nguồn nhân lực chuyên trách văn hóa thể thao (VHTT) cơ sở cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định chất lượng hoạt động. Mặc dù, hiện nay, các địa phương đã thực hiện tuyển dụng theo chủ trương, chính sách của tỉnh nhưng hầu hết cán bộ phụ trách văn hóa cơ sở làm việc không đúng chuyên môn đào tạo, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, tham mưu xây dựng kế hoạch...

Kỳ 1: Khó xây dựng, hoàn thiện thiết chế!

Cán bộ thiếu chuyên môn, nghiệp vụ

Muốn xây dựng kế hoạch hoạt động VHTT tốt thì đòi hỏi cán bộ chuyên trách không chỉ là người có chuyên môn, nghiệp vụ, không chỉ biết “cắt, kẻ, vẽ, treo” mà quan trọng hơn phải là người biết tổ chức, biết tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về hoạt động văn hóa ở cơ sở. Anh Lê Thanh Sắc – cán bộ Trung tâm VHTT huyện Hương Sơn cho biết: “Hiện nay, ở Hương Sơn, cán bộ chuyên trách VHTT cấp xã, thị trấn mặc dù đa phần đều có trình độ đại học, thậm chí cao học (như xã Sơn Tây), tuy nhiên, chỉ ở nơi nào có cán bộ đúng chuyên ngành thì nơi ấy công tác tổ chức, tham mưu mới có hiệu quả. Hiện nay, chỉ có một số xã như Sơn Châu, Sơn Trung, Sơn Tây, Sơn Kim, Sơn Mỹ, thị trấn Phố Châu… hoạt động rất tốt, phát huy hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân cũng như yêu cầu của cấp trên, còn lại chưa đáp ứng được”.

Kỳ 2: Khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực chuyên trách
Lễ hội Ngư Ông truyền thống của làng Nhượng Bạn (Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên.. Ảnh: QL

Đội ngũ cán bộ VHTT cấp xã, phường, thị trấn tuy không thiếu nhưng trình độ chuyên môn không đồng đều, thiếu tâm huyết, thái độ làm việc được chăng hay chớ nên không khai thác được thế mạnh, tiềm năng VHTT của địa phương, không khơi dậy được bản sắc văn hóa vùng miền. Thậm chí, một số nơi, cán bộ văn hóa cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn không nắm rõ lịch sử, văn hóa của quê hương, không nắm rõ các chủ trương, kế hoạch hoạt động chung về VHTT. Việc thiếu chủ động, thiếu sáng tạo dẫn tới tình trạng các hoạt động chủ yếu chỉ nhằm phục vụ các sự kiện chính trị nhất thời mà chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát huy năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân - Nguyễn Hải Nam cho biết: “Hiện nay, cán bộ chuyên trách văn hóa xã ở Nghi Xuân không thiếu nhưng do thực hiện theo quy định tuyển dụng nên tình trạng trái ngành, trái nghề đang gây khó khăn cho các hoạt động VHTT cơ sở. Ở một số địa phương như Xuân Trường, Cương Gián, Cổ Đạm… mặc dù đội ngũ cán bộ VHTT trình độ chuyên môn không cao nhưng nhờ có thâm niên công tác, có tâm huyết và chủ động trong công việc nên hoạt động VHTT rất hiệu quả. Phong trào VHTT ở các xã này rất mạnh, khai thác được bản sắc cũng như tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân. Hàng năm, chúng tôi cũng đã có các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ VHTT cơ sở nhưng tình trạng hoạt động thiếu chủ động, sáng tạo vẫn còn khá nhiều”.

Lấp đầy “khoảng trống” về đội ngũ

Nếu như “khoảng trống” về cán bộ VHTT cấp xã, phường, thị trấn đã được lấp đầy thì ở cấp thôn, bản vẫn chưa có quy hoạch về đội ngũ cán bộ. Tình trạng chung vẫn là do các chức danh như bí thư, trưởng thôn hoặc bí thư đoàn thanh niên kiêm nhiệm nên không có nghiệp vụ chuyên môn. Hầu hết các thôn, xóm chỉ thực hiện theo kế hoạch của cấp trên, ít có những hoạt động mang tính bản sắc, nếu có cũng chủ yếu là các giải thi đấu thể thao nhỏ, còn văn hóa, văn nghệ vẫn còn khuyết. Hơn nữa, việc tổ chức lại thiếu sáng tạo nên không thu hút sự tham gia của nhân dân. Anh Phạm Quang Giao - cán bộ văn hóa xã Sơn Bằng (Hương Sơn) cho biết: “Hiện nay, ở Sơn Bằng chỉ có CLB văn hóa, TDTT làng Đông hoạt động hiệu quả với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, TDTT đặc sắc; còn ở các thôn, xóm hầu như bí thư và thôn trưởng chưa biết sử dụng những hạt nhân văn nghệ, TDTT trong nhân dân. Đây mới là những người có khả năng và tâm huyết để tổ chức các cuộc thi VHTT cấp thôn. Chính vì vậy, không phải làng nào, thôn nào hoạt động này cũng được tổ chức tốt và được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình”.

Trên thực tế, có không ít thôn, xóm, bản có truyền thống văn hóa đặc sắc như hát ví, giặm, sắc bùa, ca trù… Ở đó, người dân cũng không phải là đã quay lưng với văn hóa truyền thống nhưng do chưa có cán bộ văn hóa hoặc người kiêm phụ trách văn hóa chưa biết cách khai thác, tổ chức nên nhân dân chưa mấy mặn mà. Ông Phan Đình Hinh (làng Hậu, xã Đức Thanh - Đức Thọ) cho biết: “Làng tôi ngày xưa có truyền thống hát sắc bùa vào dịp tết vui lắm. Cứ tầm 23 tháng Chạp là các cụ ông trong làng lại thành lập đội hát và đi từ nhà này sang nhà khác cho hết rằm tháng Giêng mới thôi. Tuy nhiên, đến nay, do một số cụ qua đời, còn một số cụ khác sức khỏe kém, giới trẻ thì không mấy mặn mà, hơn nữa, chính quyền xóm cũng không có chủ trương khôi phục, truyền dạy cho thế hệ trẻ nên các đội hát sắc bùa không còn tồn tại nữa. Mất đi nét văn hóa truyền thống đặc sắc này nên những cái tết đi qua lặng lẽ hơn và những người già chúng tôi ai cũng tiếc nuối”.

Kỳ 2: Khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực chuyên trách
Ở những xã, phường có cán bộ được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm sẽ tạo dựng được phong trào văn hóa, thể thao vững mạnh. Ảnh: QL

Về vấn đề này, ông Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Để khắc phục khó khăn về đội ngũ cán bộ VHTT cơ sở, trong đề án về nâng cao chất lượng VHTT cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt, chúng tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp như: có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ngành VHTT; củng cố và nâng cấp các cơ sở đào tạo, phối hợp tổ chức các hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ các xã, phường, thị trấn và thôn, làng, bản, tổ dân phố. Có cơ chế thu hút đội ngũ có trình độ, cán bộ trẻ có năng lực cao về tỉnh cũng như cơ sở. Có chế độ đặc thù cho đội ngũ làm công tác VHTT có thành tích và cống hiến nhằm khuyến khích, động viên, phát huy hiệu quả, năng lực hoạt động”.

Những khó khăn trong vấn đề cán bộ chuyên trách VHTT cơ sở đang là lực cản đối với quá trình nâng cao chất lượng đời sống VHTT cơ sở. Để phát huy hiệu quả vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của thiết chế VHTT cơ sở, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng cần phải hài hòa với yếu tố con người. Có như vậy thì đời sống VHTT của nhân dân mới thực sự được nâng cao.

Anh Hoài
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại708,915
  • Tổng lượt truy cập90,772,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây