Học tập đạo đức HCM

"Nợ" chính sách với tam nông

Thứ sáu - 26/07/2013 06:12
Hơn một nửa số dân Việt Nam là nông dân. Nông nghiệp và nông thôn là nơi sinh sống và cung cấp nhiều nguồn lực quan trọng. Tuy nhiên, cũng chính nơi đây đang bộc lộ và tập trung nhiều vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như mỗi gia đình, tạo áp lực ngày càng tăng về bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và phát triển bền vững.

Người nông dân đang đứng trước những lựa chọn khó khăn: Bỏ ruộng, thậm chí bán ruộng để rời quê đi làm thuê trên tỉnh, làm công nhân các khu công nghiệp; hay tiếp tục ở lại mảnh đất cha ông thực hiện kinh doanh tự phát, lúng túng chặt cây này, trồng cây khác, đối diện với vòng luẩn quẩn "được mùa rớt giá" và phải giải bài toán hóc búa dường như quá sức mình về nâng cao chất lượng nông sản, đầu ra không ổn định, giá bán nông sản thấp, thu không đủ chi do chi phí vật tư và các khoản đóng góp gắn với ruộng giao khoán ngày càng gia tăng.

Ở nhiều nơi, mỗi hộ gia đình nhận ruộng được tính dựa trên diện tích đất của từng gia đình đều phải nộp trung bình 25 - 26 khoản thu các loại như: Phí chuyển giao khoa học - kỹ thuật; bảo vệ thực vật; bảo vệ đồng ruộng; dịch vụ thủy nông; quỹ nội đồng; tiền bắt chuột; thu làm đường bê-tông; tiền điện đường; quỹ Hội Nông dân; xây dựng đường giao thông; đổ đất bờ ao; vệ sinh môi trường; tang lễ; quỹ trẻ thơ; quỹ khuyến học... Thực tế cho thấy, năng suất lúa cỡ 2,5 tạ/sào mới lãi được 100.000 đồng, nhưng số phí phải đóng đã gấp đôi. Bởi vậy, hiện tượng chuồng trống đàn, ruộng bỏ hoang, ao hồ phơi đáy, nông dân trả đất để đi buôn hay vướng vào các loại tệ nạn, vi phạm pháp luật và tội phạm khác đã không còn là hiếm thấy trên các vùng, miền đất nước.

Thiếu đói được đẩy lùi ở nhiều địa phương, nhưng lại nảy sinh nhiều bất cập khác, như mất ruộng, con bỏ học, không có việc làm, giải tỏa đền bù không công bằng, các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục yếu kém, hoặc người dân không có điều kiện tiếp cận... Thu nhập của nông dân thuần nông từ nông nghiệp và nông thôn không đủ trang trải khiến nới rộng thêm khoảng cách giàu nghèo trong nông thôn và giữa thành thị với nông thôn; người dân thắt chặt chi tiêu, ốm đau không dám đi viện và thậm chí có ông bố đưa con đi thi đại học bị mất trộm 10 triệu đồng đã bị sốc, trở thành tâm thần; có bà mẹ phải tự tử vì lo sợ không trả nổi khoản nợ tám triệu đồng do vay nóng để chữa bệnh.

"Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình" do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam (Ipsard) công bố mới đây đã cảnh báo và buộc mỗi người không thể không suy nghĩ. Hơn 80% trong tổng số lao động nông thôn di cư đến các khu công nghiệp, khu chế xuất vì lý do kinh tế; hơn một nửa trong số đó không hài lòng với công việc và thu nhập ở làng. Khoảng 50% số hộ gia đình nông thôn thường chịu các cú sốc về thu nhập từ thiên tai, bão, lũ lụt, dịch bệnh, giá cả bất ổn..., chưa nói đến chuyện bị thu hồi đất. Khả năng chống chịu của hộ gia đình nông thôn đối với cú sốc là rất yếu, thường chỉ có cách duy nhất là "thắt lưng buộc bụng". Hơn 40% hộ gia đình nông dân khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... đã không gượng dậy nổi. Thanh niên đành phải rời xa quê hương để kiếm việc làm. 70% tổng số người "từ quê ra tỉnh" mưu sinh là thanh niên dưới 30 tuổi. Có làng có tới 50% nông dân rời làng ra tỉnh làm thuê và thanh niên đi gần hết, chỉ còn lại ông bà già với trẻ con cùng những thửa ruộng hoang hóa...

Hiện thực trên càng cho thấy cái thiếu nhất lúc này là những chính sách đột phá để có thể hỗ trợ toàn diện cho nông nghiệp nông thôn và người nông dân. Trước hết, Nhà nước cần có chính sách tăng đầu tư, tín dụng ưu đãi và trợ giá cho một số mặt hàng nông nghiệp quan trọng, nhất là về vật tư, giống má; ổn định quy hoạch đất nông nghiệp và đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng thêm nhà máy chế biến và thu mua sản phẩm cho nông dân với giá hợp lý, bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp; coi trọng nâng cao năng lực quản lý và cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ xã, thôn; tăng cường đào tạo nghề và phát triển làng nghề để nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn...

Minh Phong
Theo nhandan.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại708,296
  • Tổng lượt truy cập90,771,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây