Học tập đạo đức HCM

Xây dựng 'hành lang' cho phát triển nông nghiệp

Thứ tư - 16/06/2021 06:06
Tại Quốc hội khóa XIV, riêng lĩnh vực nông nghiệp có 6/10 dự án luật quan trọng được xem xét và thông qua. Đây là thành công đáng ghi nhận trong xây dựng hệ thống pháp luật nông nghiệp, tạo 'hành lang' cho sự phát triển của ngành.
IMG 2570
Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) xung quanh vấn đề này.

Năm 2020 có thể coi là “năm thể chế” của ngành nông nghiệp khi nhiều luật được thông qua. Là người trực tiếp tham gia xây dựng các luật này, bà có thể chia sẻ về những khó khăn khi xây dựng luật và vai trò của những luật này trong sự phát triển của ngành, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Anh: Thời gian qua, để phát triển và hội nhập với chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những chuẩn bị chặt chẽ, bài bản về mặt pháp lý.

Tại Quốc hội Khóa XIV, 6 luật liên quan đến ngành nông nghiệp đã được thông qua, gồm: Luật Thủy lợi, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Đê điều. Cùng với đó, các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này cũng đã và đang được ban hành đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật. 

Các luật được ban hành thời gian qua đều hướng tới phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, theo chuỗi, tác động đến tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực (từ khâu sản xuất đầu vào vật tư nông nghiệp đến quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu). Các luật này đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong cả chuỗi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hay nói cách khác, tất cả các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến nay đã có luật điều chỉnh.

Về những khó khăn khi xây dựng luật, thực tế, quy trình ban hành luật rất phức tạp và cần có sự đầu tư thoả đáng cả về thời gian và nhân lực để đảm bảo tính bền vững của luật. Một luật ra đời phải có tầm nhìn ít nhất khoảng 10 năm. Chính vì vậy, chúng tôi phải đồng hành cùng đơn vị được Bộ giao chủ trì xây dựng, các cơ quan, ban ngành để nắm được quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng luật. Đồng thời, hiểu tường tận về nội dung để bảo đảm thể chế hóa được đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng cũng như các chỉ đạo của Chính phủ trong việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính đang là rào cản cho người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phù hợp với các quy định quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc là thành viên.

Là một ngành kinh tế với đa dạng các sản phẩm có thể xuất khẩu, việc xây dựng các luật trong ngành nông nghiệp Việt Nam đã được thực hiện như thế nào để khớp nối được với luật pháp quốc tế, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Anh: Hiện nay, để hội nhập, Việt Nam đã gia nhập nhiều thỏa thuận, điều ước quốc tế. Do đó, một trong những yêu cầu khi xây dựng luật là phải bảo đảm nội luật hóa/tuân thủ/tương thích với các Điều ước quốc tế/cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong quá trình xây dựng các văn bản luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến các tổ chức có liên quan, có ý kiến trao đổi, phản hồi, đàm phán để được chia sẻ và nhận được sự đồng thuận cao nhất từ các nước/tổ chức tham gia góp ý.

Như trong quá trình xây dựng Luật Thủy sản, ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường châu Âu bởi chúng ta chưa kiểm soát được hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Công tác quản lý nghề cá của Việt Nam chưa tương đồng với quản lý nghề cá khu vực và thế giới, đặc biệt là chưa đáp ứng được các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác của EC.

Trong bối cảnh đó, ngay lập tức, chúng ta phải có những động thái như vừa rà soát lại hệ thống pháp luật trong nước, vừa trao đổi, đàm phán, làm việc, tiếp xúc song phương, đa phương với EC và các nước thành viên EC, những nước có tỉ trọng lớn xuất khẩu thủy sản nhằm đưa những quy định phù hợp nhất với dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi, đảm bảo phù hợp với quy định quốc tế cũng như thực tiễn nghề cá Việt Nam và từng bước tháo gỡ Thẻ vàng. Nhiều nội dung chúng ta phải đưa ngay vào Luật Thủy sản, nội luật hóa các quy định quốc tế để không đi sau với tốc độ phát triển thị trường hiện nay như các quy định liên quan đến lắp thiết bị giám sát hành trình, kiểm soát tại cảng…

Bên cạnh xây dựng luật thì việc ban hành các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành luật cũng rất quan trọng. Bộ NN&PTNT đã có những biện pháp gì để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống? Định hướng thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ hoàn thiện luật nào tiếp theo, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Anh: Yêu cầu được đặt ra là luật có hiệu lực thì các văn bản thi hành luật cũng phải có hiệu lực đồng thời. Chúng tôi cố gắng giảm tối đa số lượng các văn bản hướng dẫn nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ nội dung luật giao quy định chi tiết. Theo đánh giá, Bộ NN&PTNT là một trong những đơn vị đi đầu trong việc giảm thiểu số lượng các văn bản hướng dẫn luật để bảo đảm thuận tiện, dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân khi tra cứu, áp dụng văn bản.

Với đặc thù của ngành nông nghiệp, đối tượng tác động của các luật này ngoài doanh nghiệp thì phần lớn là người sản xuất, bà con nông dân nên cách thức tuyên truyền cho bà con hiểu cũng phải rất chú ý. Để luật đi vào cuộc sống, chúng tôi cũng tham mưu triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nhiều hình thức đa dạng như tổ chức hội nghị, xây dựng các tiểu phẩm và sổ tay hỏi đáp pháp luật, sân khấu hoá….

Bên cạnh đó, để luật nhanh đi vào cuộc sống, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm như ban hành đầy đủ và kịp thời văn bản quy định chi tiết các luật; tuyên truyền, phổ biến, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ khác như: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia pháp luật về nông nghiệp, đảm bảo người dân tiếp cận hệ thống pháp luật về nông nghiệp được thuận tiện, dễ dàng; trả lời ngay kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện văn bản; đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuỗi…

Đến thời điểm này, các các lĩnh vực của ngành nông nghiệp cơ bản đã có luật – văn bản pháp lý cao nhất sau Hiến pháp để điều chỉnh. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục rà soát, đánh giá việc thực thi những Luật đã được ban hành cách đây 7-8 năm như Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, từ đó phát hiện những vấn đề không còn phù hợp với thực tế, nếu thấy cần thiết thì có thể đề xuất sửa đổi để hệ thống pháp luật về nông nghiệp ngày càng hoàn thiện.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!

 

Theo Đỗ Hương/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay29,682
  • Tháng hiện tại687,751
  • Tổng lượt truy cập90,751,144
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây