Học tập đạo đức HCM

Từ nhà tranh đến nhà cao tầng, lại bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng hoa, nuôi gà

Thứ năm - 17/06/2021 06:38
Nhờ có sự đồng hành và đầu tư có trọng điểm về vốn của Agribank, nhiều hộ dân ở Quảng Nam đã ăn nên làm ra, nhờ đó đã giúp cho hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

Thời gian qua, được Agribank tiếp vốn, nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để trồng tiêu, trồng hoa, chăn nuôi bò, gà, vịt,... mà trở nên giàu có, nhiều hộ thu lãi từ 200-300 triệu đồng/năm.

Mấy năm trước, gia đình anh Nguyễn Văn Nhân, ở thôn Lang Châu Bắc, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chỉ biết dựa vào mấy sào đất trồng lúa. Làm lụng vất vả quanh năm nhưng thu nhập chỉ đắp đổi qua ngày.

Quảng Nam: Được Agribank tiếp vốn, nhiều nông dân mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Nhân đã có cuộc sống ổn định nhờ xây dựng mô hình trang trại nuôi gà (Ảnh: Tuyết Lê)

Năm ngoái, anh Nhân mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Agribank để đầu tư chăn nuôi gà. Đến nay, trang trại của ông Nguyễn Văn Nhân có gần 3.000 con gà. Ăn nên làm ra, anh Nhân tiếp tục mở rộng 3 cơ sở bán gà quay, thu hút rất nhiều khách hàng. Anh Nhân ước tính, mỗi năm sau khi trừ chi phí, anh thu lãi chừng hơn 200 triệu đồng.

"Ngày xưa ở nhà tranh mà bây giờ làm được nhà 2 tầng. Vay vốn của ngân hàng mở rộng đầu tư trang trại chăn nuôi gà, cuộc sống đỡ vất vả hơn...", anh Nguyễn Văn Nhân phấn khởi chia sẻ.

Quảng Nam: Được Agribank tiếp vốn, nhiều nông dân mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo - Ảnh 2.

Mỗi năm sau khi trừ chi phí, anh Nhân thu lãi hơn 200 triệu đồng nhờ nuôi gà (Ảnh: Tuyết Lê).

Còn anh Trương Như Sơn, ở thôn An Hòa, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế dù bươn chải đủ nghề nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Thế rồi, sau một lần bàn bạc, anh Sơn và vợ quyết định thuê đất đầu tư mở trang trại trồng hoa các loại. Để có vốn đầu tư sản xuất, anh Sơn đã vay 500 triệu đồng từ ngân hàng Agribank.

Quảng Nam: Được Agribank tiếp vốn, nhiều nông dân mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo - Ảnh 3.

Mô hình trồng hoa của anh Trương Như Sơn cho giá trị kinh tế cao (Ảnh: Tuyết Lê).

Trang trại trồng hoa làm ăn có lãi, anh Sơn tiếp tục quay vòng vốn để phát triển sản xuất. Mỗi năm, trang trại trồng hoa rộng hơn 2ha của anh Sơn bán ra thị trường 100.000 chậu hoa các loại  như dạ yến thảo, mai địa thảo, dừa cạn rũ, cát tường,... doanh thu đạt hơn 2 tỷ đồng. Hiện trang trại cũng có 100.000 cây lan sắp đến kỳ thu hoạch. Ăn nên làm ra, anh Sơn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức lương ổn định.

Quảng Nam: Được Agribank tiếp vốn, nhiều nông dân mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo - Ảnh 4.

Mỗi năm, trang trại trồng hoa rộng hơn 2ha của anh Sơn bán ra thị trường 100.000 chậu hoa các loại như dạ yến thảo, mai địa thảo, dừa cạn rũ, cát tường... (Ảnh: Tuyết Lê).

"Hơn 10 năm qua nhờ nguồn vốn vay ngân hàng mà chúng tôi đã duy trì và phát triển trang trại. Ban đầu khoảng 2.000m2 đến nay trên 20.000m2. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank mà chúng tôi đầu tư ra những lĩnh vực khác rộng hơn và phát triển hơn, kinh tế được cải thiện. Gia đình đã vươn lên trong cuộc sống và tương đối ổn định", anh Sơn nói.

Quảng Nam: Được Agribank tiếp vốn, nhiều nông dân mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo - Ảnh 5.

Được Agribank tiếp vốn, nhiều nông dân mạnh dạn vay vốn làm ăn thoát nghèo bền vững, nhiều hộ có của ăn của để (Ảnh: Trần Hậu).

Những năm qua, nhiều nông dân Quảng Nam mạnh dạnh vay vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn, hàng nghìn lượt khách hàng là các doanh nghiệp và hộ sản xuất cá nhân đã phát triển sản xuất kinh doanh thoát nghèo bền vững, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.
https://etime.danviet.vn/tu-nha-tranh-den-nha-cao-tang-lai-bo-tui-hang-tram-trieu-moi-nam-nho-trong-hoa-nuoi-ga-20210616163703681.htm

Theo Tuyết Lê - Trần Hậu/etime.danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay44,066
  • Tháng hiện tại702,135
  • Tổng lượt truy cập90,765,528
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây