Học để giúp nông dân chân lấm tay bùn
Công trình “Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và kết hợp với nuôi trùn quế từ bùn thải ao nuôi tôm” đã được Vương chuyển giao miễn phí cho bà con nông dân nhiều tỉnh. Vương vốn xuất thân từ vùng quê nghèo thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, từ nhỏ đã có niềm đam mê nghiên cứu các loài động, thực vật ngoài môi trường tự nhiên. Vương đã từng chứng kiến và xót xa khi thấy ao nuôi tôm của gia đình mình và những người xung quanh chết hàng loạt do dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước. Nguyên nhân chính là do bùn thải sau thu hoạch được nhiều người mang đổ xuống kênh mương hoặc các bãi đất trống gần đó. Việc làm này không những tốn kém mà còn gây ô nhiễm môi trường, làm thoái hóa đất, tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh tồn tại và phát triển.
Minh Vương cho biết: “Trong nuôi tôm thâm canh, chỉ có 15 - 20% thức ăn được dùng vào phát triển mô động vật, còn lại bị thải ra ngoài. 1ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát với mật độ 200 con/m2, năng suất khoảng 20 tấn/ha/vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 15 - 20 tấn chất thải, chủ yếu là thức ăn dư thừa, phân tôm. Hậu quả ô nhiễm từ lượng bùn khổng lồ này rất lớn và việc sử dụng chúng để cải tạo làm phân bón là hết sức thiết thực”.
Chàng trai của những công trình sáng tạo
Ngoài công trình “Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và kết hợp với nuôi trùn quế từ bùn thải ao nuôi tôm”, Minh Vương đang thiết kế và lên kế hoạch thực hiện 3 nghiên cứu mới về nông nghiệp gồm: Mô hình nông nghiệp thông minh (VACB: Vườn - ao - chuồng - biogas) kết hợp tưới nước nhỏ giọt (áp dụng tại Ninh Thuận); mô hình trồng rau sạch từ phân bón hữu cơ vi sinh và mô hình trồng cây cảnh bằng vật liệu tái chế và kết hợp tưới nước tự động.
Ngoài các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, anh sinh viên năm 4 của ĐH Sài Gòn còn có 2 công trình khác đáng chú ý: “Mô hình lọc nước sử dụng ánh sáng Mặt trời” và “Chai Mặt trời cải tiến”. Vương tâm sự: “Để có tư liệu thực tế phục vụ nghiên cứu, mình thường xuyên tìm đến những khu vực ô nhiễm nghiêm trọng; một mình đến khu vực hầm Thủ Thiêm, lấy vài chai nước sông Sài Gòn về phân tích, hay tìm đến các khu nuôi tôm ở Cần Giờ để khảo sát…”.
Nhờ những chuyến đi thực tế như vậy, Vương cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu nhằm cải tiến chất lượng nước: “Mô hình chuyển hóa nước mặn thành nước ngọt”; “Ba lô lọc nước”; “Sử dụng tảo Chlorella xử lý nước thải chế biến thủy sản”… Đặc biệt, cuối năm 2014, Vương ra mắt sản phẩm sáng tạo mới mang tên “Mô hình tủ lạnh không sử dụng điện và kết hợp hệ thống lọc nước dung tích nhỏ”. Công trình này sau đó đã đoạt giải Khuyến khích tại Cuộc thi “Tuổi trẻ với sáng kiến vì môi trường bền vững” do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên -Môi trường) tổ chức.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã