Trước khi đến với nghề nuôi cá chạch đồng, ông Chiên đã từng nuôi cá mè, cá trôi và cả trắm đen. Thấy nuôi các giống cá trên thu nhập không cao, ông Chiên chuyển hướng làm ăn. “Gần 2 năm trời đi không biết bao nhiêu nơi, Bắc -Nam đủ cả nhưng tôi vẫn loay hoay không chọn được. Năm 2012, tình cờ về thăm trang trại cá chạch đồng hơn 2ha ở Nam Định. Thấy chạch đồng dễ nuôi, cho hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện địa phương, tôi bén duyên với nghề nuôi cá chạch đồng từ đó”- ông Chiên tâm sự.
Theo ông Chiên, nuôi cá chạch đồng có nhiều ưu điểm như: Tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn (3-4 tháng/lứa), sức đề kháng cao, ít bệnh tật, thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi (tư thương đặt hàng mua số lượng lớn). Thức ăn của chạch lúc nhỏ là cám công nghiệp, khi chúng lớn có thể tận dụng những cây cỏ có sẵn hoặc các loại sinh vật phù du trong môi trường nước để nuôi.
Điều đáng nói là chỉ với 8 sào nuôi con giống chạch, trừ 2 tháng nghỉ đông không làm con giống, đều đặn mỗi tháng còn lại, ông có doanh thu hơn 100 triệu đồng từ việc xuất bán 500.000 – 600.000 con giống, trừ chi phí, ông thu về 50 triệu đồng/tháng. Mỗi năm, gia đình ông thu về khoảng 500 triệu đồng từ nghề làm con giống chạch.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã