Chiều 25.7, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng độc quyền 4 giống lúa OM 8959, OM 341, OM 344 và OM nếp 406 cho Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (mã chứng khoán SSC).
Ký kết chuyển giao độc quyền 4 giống lúa từ Viện lúa ĐBSCL cho Công ty Giống cây trồng miền Nam (ảnh: Q.H)
Theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, thời gian qua, nhờ SSC mà nhiều giống lúa được nghiên cứu, sản xuất tại Viện lúa ĐBSCL được đẩy mạnh sản xuất đại trà, cung ứng ra thị trường, góp phần bổ sung cho cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL và một số vùng lân cận, góp phần giúp người dân tiếp cận và chuyển đổi giống lúa phù hợp nhất để mang lại giá trị canh tác hiệu quả nhất.
Ở đợt chuyển giao này, 4 giống lúa OM 8959, OM 341, OM 344 và OM nếp 406 đều đã được trình diễn mang lại hiệu quả khả quan và được SSC lựa chọn để mua quyền sử dụng độc quyền...
Cũng theo ông Thạch, trong hơn 40 năm qua, Viện lúa ĐBSCL đã chọn tạo và đưa vào sản xuất trên 160 giống lúa, chiếm khoảng 77% diện tích gieo trồng ở ĐBSCL. Tuy nhiên, ông Thạch cũng cho biết, cần phải có những doanh nghiệp như SSC thì các giống lúa mà Viện nghiên cứu đưa ra mới không rơi vào tình trạng bị... bỏ ngăn kéo, do không được sản xuất đại trà trên thị trường.
Ông Bùi Quang Sơn - Phó tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh SSC phát biểu tại lễ ký kết.
Liên quan đến vấn đề mua bản quyền độc quyền 4 giống lúa mới này, ông Bùi Quang Sơn - Phó Tổng Giám đốc SSC cho biết, chiến lược của SSC là tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt giống lúa thuần độc quyền với các loại giống đã nghiên cứu chọn tạo ra (Đài Thơm 8, Kim Cương 111), giống mua và chia sẻ quyền sử dụng (OM 5953, OM 8017, OM 5451...). Tuy nhiên, số lượng và chủng loại giống lúa hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty cũng như cung ứng cho thị trường...
“Việc mua 4 giống lúa độc quyền này là chiến lược mới của SSC. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ cố gắng đưa vào sản xuất đại trà giống lúa thuần nhất so với nghiên cứu của Viện lúa ĐBSCL để phục vụ cho cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên”, ông Sơn khẳng định.
Hiện giá trị chuyển nhượng của thương vụ này không được tiết lộ. Tuy nhiên, mục tiêu của chuyển nhượng, theo giải thích của Viện Lúa ĐBSCL là để giúp đưa 4 giống lúa có đặc tính vượt trội này sản xuất rộng rãi ra thị trường thông qua kênh phân phối chuyên nghiệp của SSC - Công ty giống cây trồng lớn nhất nhì khu vực phía Nam.
Đồng thời, việc liên kết chuyển giao này sẽ tạo ra hướng đi mới cho Viện Lúa ĐBSCL có thể hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian tới.
Theo Quốc Hải/Dân Việt.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã