Học tập đạo đức HCM

Ớt “bán công nghệ cao”

Thứ ba - 25/07/2017 22:36
Sinh ra và lớn lên ở đất Bắc - Hà Nội, nhưng chị sinh sống, làm việc ở trời Nam và hiện là một nông dân chính hiệu trên đất thép Củ Chi (TPHCM), với sản phẩm mới là ớt công nghệ cao.
 

Chị Xuân giới thiệu sản phẩm ớt “bán công nghệ cao” của mình

Chị Xuân giới thiệu sản phẩm ớt “bán công nghệ cao” của mình

Chị được mọi người xem là người phụ nữ “thép” - Nguyễn Thị Kim Xuân. 

Sở dĩ chị được gọi là người phụ nữ “thép” vì trong quá trình đến với mô hình trồng ớt công nghệ cao của mình, chị đã bỏ công mày mò, nghiên cứu Internet hơn 5 năm qua. Không những vậy, chị còn lặn lội sang trời Tây để học hỏi nông nghiệp Australia, vì chị may mắn có nhiều người thân làm nông nghiệp tại Australia. 

Ban đầu, chị thuê 3ha đất ở xã Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) để trồng 2 loại ớt chỉ thiên và ớt chỉ địa. Chị chia sẻ: “Tuy là giống cao sản tìm thấy dễ dàng trên thị trường, nhưng sản phẩm của tôi có điều khác biệt. Với một cây ớt tôi trồng, việc mỗi lứa có thể thu 2kg - 3kg là chuyện thường, cây ớt đến tuổi trưởng thành cao vượt cả đầu người”. Theo chị Xuân, việc trồng rau, quả trên giá thể không phải là phương thức mới, nhưng áp dụng mô hình công nghệ trên cây ớt giữa lộ thiên đồng ruộng và phát huy hết năng suất của giống ớt ngay tại địa phương thì chưa có nhiều người thực hiện. 

Điểm khác biệt ở vườn ớt của chị là được trồng trong bầu giá thể, đặt ngay trên mặt ruộng, được cung cấp đầy đủ phân, nước qua hệ thống ống tưới nhỏ giọt bơm từ nhà lều. Vì vậy, ớt được cung cấp đủ dưỡng chất để đạt năng suất cao theo quy trình công nghệ của Israel, với chế độ bón phân, nước hoàn toàn tự động. Theo chị Xuân, mô hình ớt chị đang thực hiện được gọi chính xác là mô hình bán công nghệ cao vì hoàn toàn không có nhà màng, nhà kính, như cách nghĩ thông thường. Mục đích của ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp là đem đến một giải pháp tiết kiệm nhưng năng suất cao.

Là người trực tiếp chăm sóc từng cây ớt, chị cho biết khi được cung cấp đủ dưỡng chất, ớt sẽ có màu tươi rói, trái to, dài và thẳng; vượt trội hơn hẳn so với ớt trồng theo phương pháp thông thường. Cụ thể, trung bình (tính cả cuống) trái ớt chỉ địa dài khoảng 18cm - 20cm, ớt chỉ thiên khoảng 10cm - 12cm. So với cách canh tác truyền thống, ớt trồng theo công nghệ cao không lệ thuộc vào khí hậu hay thổ nhưỡng của vùng miền. Chị nói: “Thời tiết Việt Nam thích hợp cho cây ớt, năng suất ở đây còn cao hơn cả nơi quy trình công nghệ được nhập. Vườn ớt của tôi được chăm sóc theo cách riêng, đặc biệt là không bón thuốc bảo vệ thực vật, mà phòng trừ sâu bệnh bằng hỗn hợp ớt, tỏi, gừng ngâm rượu. 

Cách làm đó bước đầu đã giúp chị có những thành công lớn. Hiện sản phẩm ớt của chị đã được Công ty TNHH Sản xuất chế biến ớt Phạm Tân ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Vào đợt thu hoạch, mỗi ngày chị cung cấp cho công ty khoảng 500kg, với giá 30.000 đồng/kg (tại chợ đầu mối Hóc Môn, ớt sừng đang bán với giá 23.000 - 25.000 đồng/kg). 

Chị Xuân chia sẻ thêm, ngoài diện tích đang cho thu hoạch, chị đang tiếp tục thử nghiệm quá trình sinh trưởng của giống ớt được nhập về từ Úc. Chị cho biết kế hoạch sẽ xúc tiến thêm, bằng cách thuê 50ha trong Khu Nông nghiệp công nghệ cao để tiếp tục triển khai các mô hình khác.

Hiện ở nhiều nơi trong cả nước, nhiều mô hình trồng ớt của bà con nông dân đang nóng lòng vì đầu ra sản phẩm; với chị Xuân thì ngược lại, mô hình trồng ớt bán công nghệ cao của chị cho thu hoạch với năng suất cao ngay cả trong mùa mưa, khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục. Là một trong những người ủng hộ và theo dõi mô hình từ những ngày đầu, ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TPHCM, cho biết: “Chúng tôi phải cảm ơn bà Xuân! Trong khi trung tâm đang phải đi thuyết phục nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao, bà Xuân đã tự mình bỏ vốn để phát triển và làm thành công một mô hình hoàn toàn mới”.

THỤC ĐOAN/sggp/org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay25,928
  • Tháng hiện tại970,992
  • Tổng lượt truy cập91,034,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây