Học tập đạo đức HCM

Cuộc đua làm “vua nấm”

Thứ hai - 09/01/2017 11:38
Những ngày này, nhiều hộ gia đình ở Krông Ana (Đăk Lăk) đang đua nhau sản xuất giỏi, thu hoạch nhiều nấm, vừa kiếm tiền làm giàu, vừa cố giành danh hiệu “vua nấm”. Đây là thành quả của những lớp dạy nghề trồng nấm cho bà con nông dân ở Đăk Lăk.

Có học có hơn

Bà H’Juăn Êban (48 tuổi) ở buôn Chăm, thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana, Đăk Lăk) từng được học nghề trồng nấm sò, linh chi. Bà Êban cho biết, nghề trồng nấm dễ học, dễ áp dụng vào thực tế, có sản phẩm ngay. Hỏi quy trình trồng, bà đọc trôi chảy: “Trộn đều mùn cưa, cám gạo, bột vôi trắng đã qua khử trùng theo tỷ lệ thích hợp rồi đóng bịch, đưa vào lò hấp ở nhiệt độ 100 độ C. Một tháng sau bịch nấm lên men, kéo tơ thì treo lên giá cao, rạch túi phun nước đợi ngày thu hoạch".

 cuoc dua lam “vua nam” hinh anh 1

Mô hình trồng nấm linh chi cho hiệu quả kinh tế cao tại gia đình Bà Đinh Thị Dành ở tổ dân phố 6, thị trấn Buôn Trấp. Krông Ana (Đăk Lăk).  Ảnh:  Thùy Anh  

“Để có sản phẩm năng suất, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và không bị thương lái ép giá, nhiều hộ nông dân ở xã Đray Sáp (huyện Krông Ana) đã liên kết lại dưới hình thức tổ hợp tác để phát triển sản xuất. Các mô hình trồng nấm cho hiệu quả cao, giúp nhiều người dân thoát nghèo”.

Ông Y Phen Niê - Chủ tịch Hội Nông dân  xã Đray Sáp, Krông Ana (Đăk Lăk)

Sau khi học, bà Êban về nhà bắt tay xây dựng trại trồng nấm rộng 28m2. Nhờ có cây nấm rơm và nấm linh chi mà gia đình 8 người của bà Êban có công ăn việc làm, thoát cảnh nghèo đói.

Mô hình trồng nấm rơm của anh Đoàn Văn Chương (27 tuổi), tại thôn Quỳnh Tân 2, thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana) cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Sau học nghề, anh Chương mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây dựng 6 nhà trại trồng nấm rơm. Khi được học nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana, nhờ cách dạy “cầm tay chỉ việc”, lấy sản phẩm đánh giá năng lực của các giáo viên, sau gần 2 tháng học, anh Chương đã làm ra hơn 1 tạ nấm.

 Cùng làm, cùng chia sẻ kinh nghiệm

Không chỉ học nghề, làm nghề hăng say, nhiều học viên sau học nghề còn tự tạo các câu lạc bộ. Câu lạc bộ trồng nấm thậm chí còn phát động một cuộc đua thành triệu phú. 

Cận tết, không khí sản xuất ở xã Đray Sáp (huyện Krông Ana) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Tổ sản xuất này được hình thành từ đầu năm 2016, hiện có 10 hộ gia đình tham gia sản xuất. Theo ông Y Phen Niê - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đray Sáp, sau học nghề bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất nấm. Để tăng tính cạnh tranh, tương trợ lẫn nhau trong làm nghề, bà con tự hình thành tổ hợp tác. Bà con tham gia mô hình dựa trên tính chất tự nguyện, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống.

“Cuối năm, các thành viên của tổ hợp tác sẽ ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, tổng kết hiệu quả. Theo đó, mô hình nào kinh doanh hiệu quả, mô hình nào thu lợi nhuận cao thì sẽ được bầu làm “vua nấm” - ông Y Phen Niê nói.

Bà Đinh Thị Danh-nguyên Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana, đơn vị thực hiện dạy nghề trồng nấm cho biết, hàng năm trung tâm dạy nghề tạo việc làm ổn định cho người dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng học viên ngoài huyện, tỉnh, được  tạo điều kiện bằng cách cho mượn nguyên liệu thực hành tạo ra sản phẩm kiếm tiền trang trải chi phí. Trung tâm sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện cho bất kỳ ai muốn học hỏi mô hình trồng nấm. Hiện nông dân ở huyện Krông Ana đã làm chủ công nghệ, cho nấm ra đúng ngày rằm, dễ tiêu thụ, bán được giá cao. Từ 2015 – 2016, mỗi năm toàn huyện xử lý khoảng 600 tấn rơm đưa vào trồng nấm, thu lợi 2-3 tỷ đồng.

Tác giả bài viết: Thùy Anh

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay37,218
  • Tháng hiện tại943,320
  • Tổng lượt truy cập91,006,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây