Học tập đạo đức HCM

Gia Lâm nỗ lực về đích nông thôn mới

Thứ hai - 11/09/2017 18:38
Những con đường giao thông nông thôn được đổ bê-tông rộng rãi thông thoáng, những ngôi trường khang trang, sạch đẹp…, đã tạo nên sắc diện mới cho Gia Lâm, huyện nằm ở phía đông Thủ đô.
 

Chăm sóc rau an toàn ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: TRUNG PHONG
 

Đổi đời nhờ xây dựng nông thôn mới

Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Trần Xuân Điệu cho biết, đến tháng 6-2017, huyện có 17 trong số 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), ba xã còn lại (Ninh Hiệp, Trung Mầu, Lệ Chi) về cơ bản cũng đạt từ 16 tiêu chí trở lên, phấn đấu về đích trong năm nay. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt hơn 35 triệu đồng/năm, đã cải tạo, nâng cấp được hơn 36 km đường giao thông trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm; tất cả các xã đạt tiêu chí về giáo dục. Tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh là 99,2%, trong đó được dùng nước sạch đạt 52%; 100% hệ thống đường điện chiếu sáng tại các xã, thị trấn, 100% các xã được đầu tư đồng bộ hệ thống loa truyền thanh không dây.

Về sản xuất nông nghiệp, huyện đã triển khai ở mỗi xã từ một đến hai mô hình trồng lúa chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất với diện tích 1.631ha; xây dựng 65 tổ nhóm giám sát quá trình sản xuất tại các vùng chuyên canh. Toàn huyện đã chuyển đổi được 579 ha theo quy hoạch vùng, trong đó có 259ha cây ăn quả. Tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh… giá trị thu nhập đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/ha. Năm 2017, huyện thực hiện mô hình chuỗi sản xuất rau, quả an toàn áp dụng hệ thống giám sát tổ, nhóm PGS (có sự tham gia của người tiêu dùng, đơn vị tiêu thụ, đơn vị quản lý) tại hai xã vùng chuyên canh rau (Văn Đức và Đặng Xá) và ba xã vùng cây ăn quả (Đông Dư, Đa Tốn và Kiêu Kỵ). Xây dựng vùng sản xuất cam Kiêu Kỵ 20 ha theo tiêu chuẩn VietGAP.

Từ xây dựng NTM đã có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu như gia đình các anh Trần Đình Ánh (thị trấn Trâu Quỳ), Nguyễn Văn Thành (xã Đa Tốn)… Tiêu biểu trong số này là ông Trần Văn Bình (thôn Báo Đáp, xã Kiêu Kỵ), do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, chăm sóc tốt vườn cam (diện tích 8 ha, trồng cam Canh và cam Vinh); thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng/năm. Đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động với mức lương hơn 5 triệu đồng/ người/ tháng. Bên cạnh đó, ông Bình luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng cam và hỗ trợ về giống, nguồn vốn ban đầu cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ phát triển cây trồng, nghề chăn nuôi ở Gia Lâm cũng có tín hiệu vui. Nhiều hộ ở các xã Phù Đổng, Lệ Chi, Đặng Xá có truyền thống nuôi bò thịt, bò sữa có thu nhập tốt, cuộc sống ngày càng khấm khá. Người dân tận dụng phân gia súc để nuôi giun quế, vừa giảm ô nhiễm môi trường, lại tạo ra nguồn phân bón sạch và thành phẩm giun quế làm thức ăn cho chăn nuôi.

Với sự chung sức của cả hệ thống chính trị, người dân trong xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Gia Lâm hôm nay đã có nhiều đổi thay: Hệ thống chính trị được tăng cường, an ninh trật tự tiếp tục được giữ vững, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Tập trung “cán đích”

Bên cạnh những thành quả ban đầu, việc xây dựng NTM mới ở Gia Lâm cũng còn một số bất cập. Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM đã được quan tâm xong chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc huy động đóng góp của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế; một bộ phận người dân chưa hiểu hết vai trò, trách nhiệm trong xây dựng NTM nên còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung đề án NTM; điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM; tiến độ thực hiện kế hoạch dồn điền đổi thửa còn chậm, chưa được sự đồng tình ủng hộ của người dân, thu hồi đất, vướng mắc liên quan đến quy hoạch nên một số Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM của xã và các tiểu ban tại thôn triển khai nhiệm vụ còn lúng túng, bị động, nhiều vấn đề phát sinh chưa kịp thời báo cáo, giải quyết nóng vội nên gây bức xúc trong nhân dân. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở ba con sông: Cầu Bây, Giàng và Thiên Đức vẫn chưa được cải thiện.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới một số xã trên địa bàn cần tập trung đầu tư mọi nguồn nhân lực để sớm “cán đích” xây dựng NTM. Tiếp tục triển khai các giải pháp giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế đối với các gia đình chính sách, các hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời quan tâm, đào tạo nghề, bố trí việc làm cho người lao động sau chuyển đổi mô hình sản xuất. Đối với 17 xã đạt chuẩn NTM, phải tập trung rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Cần dự báo tốt tình hình, thực hiện quy hoạch nhưng phải gắn với phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại, có sự chuyển tiếp đồng bộ khi phát triển thành quận. Với quyết tâm của chính quyền và nhân dân trong huyện, Gia Lâm hoàn toàn có thể hoàn thành xây dựng NTM trong năm nay, xứng đáng với truyền thống yêu nước, cách mạng của vùng đất ở cửa ngõ phía đông Thủ đô.

Theo Anh Phạm.Nhân Dân.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập370
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm368
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,804
  • Tổng lượt truy cập90,799,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây