Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông thôn mới từ tiềm năng kinh tế biển

Thứ ba - 12/09/2017 02:40
Cần Giờ là huyện ngoại thành và cũng là địa phương duy nhất của TP Hồ Chí Minh nằm giáp với biển Đông. Nhiều năm qua Cần Giờ đã triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) rất hiệu quả nhờ lợi thế kinh tế biển như nuôi trồng thuỷ sản, nuôi chim yến, làm muối …

Thu gần 1000 tỷ đồng/năm từ tôm

Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, huyện có diện tích tự nhiên 70.435,68ha, trong đó rừng là 33.917,63ha, 20.146ha mặt nước sông rạch nội địa, 47.725,44ha đất nông nghiệp, 2.067,37ha đất sản xuất muối.

10-00-16_14
Nuôi, trồng thủy sản - hướng đi chủ lực của Cần Giờ trong phát triển NTM

Từ những đặc điểm trên đã tạo cho kinh tế Cần Giờ mang đậm nét vùng biển và có thể phát triển mạnh các ngành nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp. Nhờ thế, kinh tế nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất các ngành, từ 48,6 - 56%.

Thủy sản đang là hướng phát triển chủ lực của Cần Giờ khi sản lượng và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất vượt bậc, bình quân 2011 - 2015 tăng 6,3%/năm, chiếm gần 96% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản lượng thủy sản khai thác tăng 10,5%, tức khoảng 46.200 tấn/năm. Năm 2016, giá trị sản xuất thủy sản đạt 2.024 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân trên diện tích đất nông nghiệp đạt 300 triệu đồng/ha, tăng 13%/năm.

Riêng con tôm đang được chú ý, thu hút đầu tư nhiều nhất do điều kiện thuận lợi để phát triển. Hàng năm có hơn 6.000ha ha đất được đưa vào nuôi tôm với 3.300ha nuôi quảng canh, 2.800ha nuôi sinh thái dưới tán lá rừng. Mỗi năm sản lượng nuôi tôm trên 13.800 tấn, giá trị gần 1.000 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi nghêu, sò ốc hương, hàu… cũng phát triển mạnh mẽ. Nhờ cách nuôi mới với việc áp dụng KHKT vào nuôi trồng đã giúp nuôi nhuyễn thể mang lại hiệu quả cao. Với diện tích mặt nước 1.200 ha/năm, sản lượng nhuyễn thể thu hoạch 12.100 tấn/năm, tăng bình quân 36,5%/năm, trong đó diện tích nuôi hàu tăng đột biến với 9.740 tấn/năm tăng 43,8%/năm.  

Chuyên dịch cơ cấu bền vững

Ngành nông nghiệp huyện Cần Giờ đang chuyển biến tích cực từng ngày khi chính quyền thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến nông, hỗ trợ xử lý sâu bệnh hại trên cây trồng...

10-00-16_2
Nuôi chim yến trong nhà phát triển mạnh

Mặc dù nằm sát biển, việc trồng trọt gặp nhiều khó khăn khi hầu hết diện tích đất của huyện nhiễm mặn, nước lợ và phèn khiến kinh tế nông nghiệp Cần Giờ dần chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi với giá trị sản xuất tăng 20,7%/năm.

Đáng chú ý, nghề nuôi yến của huyện Cần Giờ đang phát triển vượt bậc. Cần Giờ hiện có 256 hộ nuôi yến, 394 căn nhà nuôi yến. Sản lượng 2,5 tấn yến/năm, tăng trưởng 64,4%/năm, riêng năm 2016, sản lượng khai thác tổ yến lên đến 6,5 tấn. Đây cũng là một trong những ngành định hướng thúc đẩy và rộng mở tiềm năng chăn nuôi của huyện trong thời gian tới.

Đặc biệt, ngành lâm nghiệp Cần Giờ được coi là “lá phổi xanh của thành phố” khi diện tích rừng chiếm 33.917,63ha với tỉ lệ che phủ 48,15%. Rừng của huyện chủ yếu là rừng phòng hộ với 32.451,02ha được giao khoán cho 141 hộ gia đình và 14 cơ quan đơn vị chăm sóc, bảo vệ và quản lý. Cảnh quan sinh thái rừng ngập mặn được bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững và đa dạng.

10-00-16_3
Mô hình làm muối sạch đang mang lại hiệu quả cao cho diêm dân

Bên cạnh đó, trên 1.500ha đồng muối được huyện khuyến khích chuyển đổi từ sản xuất muối truyền thống chuyển qua phương thức làm muối kết tinh trên ruộng trải bạt đã đem lại hiệu quả và năng suất cao hơn. Sản lượng muối 78.500 tấn/năm, riêng năm 2016 đạt trên 140.476 tấn, tăng 5,3%/năm.

Nhờ phát triển tối đa tiềm năng kinh tế biển đã giúp huyện Cần Giờ vượt chỉ tiêu xây dựng NTM ban đầu đưa là 3 - 5 tiêu chí/xã, đến năm 2016 toàn huyện có 6/6 xã đạt 19/19 tiêu chí, được UBND TP.HCM công nhận tất cả các xã của huyện đều đạt chuẩn.

Nhờ những nỗ lực trong phát triển kinh tế đã giúp đời sống của người dân nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,5 - 1,9 lần so với trước khi thực hiện đề án này.
 

Theo Văn Quân/Nông Nghiệp.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại721,117
  • Tổng lượt truy cập90,784,510
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây