Học tập đạo đức HCM

Giải bài toán du lịch sinh thái nông thôn xứ Quảng

Chủ nhật - 10/06/2018 08:54
Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch. Trong đó, nổi bật là 2 di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và đường bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp, thu hút du khách.

Tiềm năng lớn

Ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngoài phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thì vấn đề mở rộng không gian du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh cũng được Quảng Nam quan tâm đẩy mạnh. Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, Quảng Nam luôn chú ý đầu tư phát triểndu lịch gắn với các làng quê, làng nghề, khai thác cảnh quan yên bình với nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn.

Du khách quốc tế đến du lịch ở vùng nông thôn Quảng Nam. Ảnh: T.H

“Chúng tôi đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình du lịch nông nghiệp phù hợp với xu hướng khám phá, trải nghiệm của khách du lịch hiện nay. Nhờ vào đó, năm 2017, Quảng Nam đã đón được gần 6 triệu lượt khách, tăng 85.1% so với cùng kỳ năm 2007; thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng” - ông Cường nói.

Nghị định 168, quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017, Nghị định 52/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Quy định 490/2018 của Thủ tướng phê duyệt chương trình mỗi xã 1 sản phẩm với tổng mức dầu tư 45.000 tỉ đồng từ nay đến năm 2020... là những chính sách thuận lợi để Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp trong thời gian tới.

Còn theo tiến sĩ Ngô Kiều Oanh - chuyên gia du lịch nông nghiệp, cái quan trọng đầu tiên của việc phát triển du lịch nông thôn là phải giữ gìn và phát triển ngành nghề, làm ra sản vật cũng như phát triển thị trường đã có sẵn của các sản vật đó. Thứ hai là giữ gìn và phát triển lực lượng lao động lành nghề bao gồm cả các nghệ nhân với các bí quyết làm ra các sản vật đặc sản có giá trị kinh tế cao được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

“Du lịch nông nghiệp sẽ bảo tồn và phát triển được truyền thống văn hóa lịch sử, bộ mặt nông thôn. Từ đó lối sống lành mạnh văn minh tại các làng quê sẽ được hình thành và cải thiện nhanh chóng” - bà Oanh nhận định.

“Bơm” thêm vốn phát triển du lịch

Được biết, năm 2015, Quảng Nam đã xây dựng chiến lược về du lịch nông thôn của tỉnh, góp phần định hướng phát triển du lịch nông nghiệp đạt hiệu quả hơn. Tỉnh cũng đã ban hành Đề án “Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2020.

Ông Hồ Tấn Cường cho biết: “Chúng tôi đang tham mưu UBND tỉnh và HĐND tỉnh phê duyệt “Đề án quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam đến năm 2025” nhằm hỗ trợ đầu tư cho các điểm du lịch cộng đồng để phát triển du lịch. Trong đó, nhấn mạnh hình thức du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu du khách, hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới”.

Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết thêm, những năm gần đây ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam luôn tăng trưởng mạnh, năm sau cao hơn so với năm trước từ 3,5 - 4%, giá trị sản xuất 12.000 - 13.000 tỷ đồng/năm. Năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,6% tổng sản phẩm trên địa bàn.

Mặc dù đóng góp trực tiếp không nhiều vào thu ngân sách nhà nước, song 76% dân số sống ở khu vực nông thôn đã được ổn định kinh tế. Với địa thế lớn để phát triển, những năm qua ngành du lịch tỉnh đã đạt từ 8.500 - 9.500 tỷ đồng/năm.

“Du lịch Quảng Nam dù đã có những bước phát triển tốt nhưng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chưa tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du lịch.

Chính vì vậy chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa du lịch với nông nghiệp chắc chắn sẽ cộng hưởng để tạo ra những sản phẩm độc đáo mới mà kết tinh trong đó là những giá trị về lịch sử - văn hóa - thiên nhiên đặc thù đa dạng của mỗi miền quê xứ Quảng làm thay đổi nhận thức và tăng thêm thu nhập cho người dân nông thôn, nhất là thu hút khách du lịch” - ông Thanh nhấn mạnh.

Theo Trương Hồng/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,648
  • Tổng lượt truy cập90,875,041
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây