Mô hình vườn kiểu mẫu của gia đình ông Dương Kim Hoàng (xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Ngô Thắng.
Theo đó, xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, không có hộ nghèo. Trạm y tế xã đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên;...
UBND các địa phương căn cứ các tiêu chí nêu trên và điều kiện thực tế địa phương, lựa chọn loại hình xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội nhất để hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo báo cáo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tính đến hết quý I, 31-3-2018, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 220 xã (2,47%) so với cuối năm 2017. Bình quân cả nước đạt 14,25 tiêu chí/xã, tăng 0,07 tiêu chí so với cuối năm 2017. Có 49 đơn vị cấp huyện thuộc 26 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM, tăng 6 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2017.
Đáng chú ý, các địa phương đã chủ động xây dựng các giải pháp và đề ra kế hoạch, lộ trình cụ thể để xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Theo đó, đến hết 31-1-2018, toàn quốc đã có 26/63 tỉnh không nợ đọng xây dựng cơ bản. Tổng số nợ đọng giảm 4.872 tỷ đồng so với ngày 31/1/2017, còn khoảng 4.943 tỷ đồng.
Sau khi đạt xã nông thôn mới nhiều địa phương đã bắt tay ngay vào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với mong muốn từ những mô hình, những cách làm mới sẽ nâng cao chất lượng đời sống, xã hội, vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, để nông thôn thực sự trở thành những nơi đáng sống. Các phong trào ra quân làm sạch đường làng, ngõ xóm, xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp và đảm bảo ANTT, hiến đất mở rộng đường vào khu xóm, cải tạo nhà ở và công trình phụ khang trang, đảm bảo vệ sinh... ở các địa phương ngày càng được người dân hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, tạo ra không khí thi đua sôi nổi ở khu dân cư.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh