Học tập đạo đức HCM

Trồng cỏ bàng thu trăm triệu đồng mỗi năm ở miền Tây

Chủ nhật - 10/06/2018 10:30
Hàng chục năm nay, nhiều người dân xã Mỹ Hạnh Bắc (Long An) trồng cỏ bàng, thu hoạch quanh, kiếm cả trăm triệu mỗi năm.

 

Cỏ bàng nằm trong họ cói, có thân thẳng đứng khoảng một mét, trổ bông quanh năm. Cây này thường mọc ở vùng đất ngập nước phèn chua, nhiễm mặn. Cỏ bàng được người dân miền Tây thu hoạch để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như: đan đệm, làm nón, bao bì, lợp nhà tranh...

 

"Chúng tôi trồng cỏ bàng gần 30 năm nay rồi. Vùng đất này nước phèn thích hợp trồng loại cỏ này. Nhà tôi chỉ trồng có 5.000 m2, nhiều nhà còn trồng nhiều hơn", chị Trần Thị Hiếu (34 tuổi) cho biết.

 

Theo chị Hiếu, cây này dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Chỉ cần nhổ cỏ, bón phân, giữ nước cho chân bàng ổn định, sau gần nửa năm, bàng cao quá đầu người lớn thì bắt đầu thu hoạch. Cỏ cắt đi xong cứ để gốc đó sẽ lại mọc lại nhiều lần, không cần trồng mới.

"Loại cỏ này không thể dùng máy cắt được, phải dùng tay cắt bằng liềm, cắt sát gốc thì cỏ mới nguyên vẹn không bị tét thân. Khi làm việc luôn phải đeo bao tay vì chúng bén rất dễ làm đứt tay", chị Hiếu chia sẻ.

 

 

Cỏ sau khi cắt được giũ vài lần để loại bỏ cây héo vàng, mọi công đoạn đều diễn ra theo phương pháp thủ công.

 

Cỏ sau đó được bó thành từng bó khoảng 3 ký. "Trung bình mỗi ngày, một người cắt được khoảng 80 bó, ai khỏe có thể gấp đôi", bà Trần Thị Phượng (57 tuổi) nói.

 

Mỗi ngày, hai vợ chồng anh Nguyên cắt được khoảng 300 bó cỏ bàng. Anh cho biết, loại cỏ này không cần phải thu hoạch một lúc, cứ cắt "cuốn chiếu" để có việc làm mỗi ngày.

 

Nhiều hộ chỉ làm trong buổi sáng vì đây là thời điểm thương lái đến thu mua. Từng bó cỏ được chở ra ven đường tập kết chờ xe tải đến lấy hàng.

Hơn chục năm nay giá bàng luôn giữ ở mức cao 12.000-17.000 đồng một bó. Mỗi ngày, thương lái mua bàng tươi ngay tại đồng rồi đưa về Tiền Giang bán cho những cơ sở sản xuất các loại giỏ, đệm xuất khẩu.

 

 

Ngoài xe máy, nông dân trồng cỏ bàng cũng dùng ghe đi dọc theo mương nước vận chuyển cỏ ra điểm tập kết. Bé Lê Thanh Hiền (11 tuổi, con chị Hiếu), vừa được nghỉ hè nên ngày nào cũng theo cha mẹ phụ làm cỏ bàng.

 

Giờ nghỉ trưa trên đồng cỏ bàng của gia đình ông Trần Văn Nhựt (42 tuổi). "Nhà tôi trọng 1,5 ha, thu hoạch quanh năm, cả nhà đều trồng bàng thay lúa. Làm nghề này cũng cực nhưng được cái giá đầu ra ổn định, trồng lại không tốn nhiều công chăm sóc. Nhà nào ít thì một năm lãi cũng trên 50 triệu đồng, nhà trồng nhiều thì thu nhập hơn trăm triệu là bình thường", ông Nhựt chia sẻ.
Theo VnExpress
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,741
  • Tổng lượt truy cập90,876,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây