Học tập đạo đức HCM

Khá giả nhờ nuôi cút

Thứ tư - 12/03/2014 02:46
Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng chị Lê Thị Liện. Nhờ mạnh dạn nuôi chim cút, sau hơn 4 năm, gia đình chị không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khá - giàu.

Chị Liện tâm sự, sau khi lập gia đình, hai vợ chồng đã cố gắng xoay xở, bươn chải ngược xuôi làm đủ nghề để mưu sinh nhưng vẫn không lo đủ cái ăn, cái mặc cho các con. Bước ngoặt đến với gia đình chị khi anh Lê Kim Thịnh (chồng chị) được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Hội Làm vườn thôn Mỹ Hòa. Vào Hội, anh được tham quan và tập huấn kỹ thuật làm VAC do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức. Từ đó, anh tìm hiểu những cây, con thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương và cuối cùng, chim cút là vật nuôi được anh lựa chọn.

Năm 2009, vợ chồng chị Liện quyết định vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện Đông Hòa mua con giống và xây dựng chuồng trại nuôi cút. Ban đầu chỉ nuôi thử nghiệm 4.000 con. Sau một thời gian, thấy nuôi cút cho lợi nhuận cao, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư tăng gấp đôi số lượng. Hiện, số cút đang đẻ là trên 9.000 con, trừ chi phí, vợ chồng chị “bỏ túi” 50 triệu đồng/năm. 

Theo anh Thịnh, thời gian để một con chim cút trưởng thành và đẻ trứng khoảng 40 ngày (chim bói). Ưu thế nổi trội của chim cút là liên tục đẻ trứng trong vòng 7 tháng. Sau khoảng thời gian trên thì năng suất trứng giảm dần, lứa chim này được thải loại bán cho thương lái với giá 30.000 - 35.000 đồng/kg.

“Mục sở thị” trại cút mới thấy chị Liện bố trí chuồng trại một cách khoa học, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Chuồng cao 1,5m, ngăn nhiều ô, cách mặt đất 5 - 7cm. Hệ thống máng ăn được làm bằng tôn dọc chuồng cút; thức ăn của cút là cám hỗn hợp Con cò C34, 7790, giàu chất bột, đạm, khoáng vi lượng để cút nhanh đẻ trứng. Hệ thống máng uống nước bằng nhựa được lắp chạy dọc khắp chuồng. Chị Liện cho biết: Không nuôi chim cút quá dày (50 - 60 con/m2). Riêng mùa đông, cần đảm bảo ánh sáng và tăng mật độ nuôi ở mức 70 - 80 con/m2 để giữ ấm. .

Ông Trần Hạnh, Phó chủ tịch UBMTTQ, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Đông Hòa, đánh giá: “Gia đình anh Thịnh chị Liện không chỉ giỏi về áp dụng kỹ thuật mới nuôi cút, làm giàu mà còn giúp đỡ nhiều gia đình về kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ, để bà con có điều kiện vươn lên. Mô hình nuôi cút khá hiệu quả của anh chị đang được địa phương được nhân rộng”.

Hoàng Hà Thế
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,152
  • Tổng lượt truy cập90,881,545
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây