Nhiều năm nay người dân thôn Vạn Tuế, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đều biết đến mô hình nuôi rắn hổ mang cho hiệu quả kinh tế cao của trưởng thôn Nguyễn Đắc Hồng.
Bên cốc nước trà xanh, anh Hồng tâm sự: Cuối năm 2009, anh tình cờ được một người bạn ở tỉnh Hà Nam giới thiệu mô hình nuôi rắn thương phẩm. Không ngần ngại, năm 2010, anh đã mạnh dạn đầu tư 70 triệu đồng mua 65 con rắn giống về nuôi. Do chưa có kinh nghiệm nên lứa đầu tiên chỉ thu được khoảng 30 triệu đồng tiền vốn.
Với suy nghĩ "thất bại là mẹ của thành công", anh đã chủ động tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, học trên sách vở và tự tìm đến tham quan, học hỏi một số mô hình nuôi rắn tại huyện Duy Tiên (Hà Nam).
Được sự giúp đỡ của bạn bè và nguồn vốn của Hội Nông dân xã, năm 2011 anh đã quyết định đầu tư 150 triệu đồng để xây dựng lại chuồng trại với thiết kế khoa học, vừa đảm bảo ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè.
Ông Nguyễn Quang Mật, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Việt cho biết, anh Hồng không chỉ là người dám nghĩ dám làm, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào chăn nuôi rắn mà còn là trưởng thôn năng động, tâm huyết, hết lòng vì công việc chung. Từ mô hình nuôi rắn của anh Hồng, chúng tôi sẽ vận động hội viên đến tham quan học tập kinh nghiệm để từng bước nhân rộng. |
Bể xây hình hộp có kích cỡ dài 1,7m; rộng 1m; sâu 0,8m trên mái lợp phi-bờ-rô-xi-măng kín về phía Bắc thoáng về phía Nam, cửa chuồng được bố trí ở giữa làm bằng lưới sắt chống gỉ để tăng độ bền, bảo vệ rắn và phòng chống vật nuôi bò ra ngoài. Trong bể anh xếp gạch để làm nơi cho rắn trú ngụ.
Từ chỗ nuôi đơn lẻ, anh Hồng đã chuyển sang nuôi bầy đàn. Hiện nay anh có 13 bể hộp nuôi với tổng số gần 300 con tập trung vào hai loại rắn hổ mang. Rắn hổ mang đen có nguồn gốc từ tỉnh Sơn La, nuôi có thể đạt từ 4 - 4,5 kg. Rắn hổ mang trắng có nguồn gốc tự nhiên, nuôi đạt từ 1,8 - 2 kg.
Cả hai loại đều ăn tạp, dễ nuôi, kháng bệnh tốt. Thức ăn của rắn nhiều loại, dễ kiếm như cóc, nhái, gà con, vịt con. Cứ 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần; mỗi bữa ăn 2 - 3 lạng cóc và tùy từng loại, từng độ tuổi mà cho ăn khẩu phần khác nhau và chỉ phải cho ăn từ tháng 3 đến tháng 10 (ÂL), thời gian còn lại là rắn ngủ đông.
Chính vì thế không tốn nhiều thức ăn, không mất nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm rắn chỉ đẻ một lần mỗi lần, được từ 15 - 20 quả trứng. Sau 2 năm, rắn có thể đạt trọng lượng từ 1,7 - 2kg một con và có thể xuất bán.
Tuy rắn hổ mang dễ nuôi nhưng việc phòng bệnh cho rắn cũng rất cần thiết, trung bình 1 tháng anh cho rắn phải uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy một lần. Rắn là đặc sản được thị trường ưa chuộng, nên số lượng anh xuất hàng đến đâu hết đến đó. Ngoài bán cho thương lái, anh còn cung cấp cho các nhà hàng lớn.
Trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014, anh Hồng xuất bán ra thị trường gần 300 kg rắn thương phẩm, với giá từ 750.000 - 1 triệu đ/kg. Trừ chi phí thu lãi từ 170 - 200 triệu đồng. Ngoài nuôi rắn thương phẩm để bán ra thị trường anh còn bán cả trứng rắn làm giống với giá 80.000 - 100.000/quả.
Với hiệu quả mang lại cao, hiện anh Hồng cho xây thêm 4 bể hộp mỗi bể nuôi được khoảng 25 con. Bên cạnh đó, anh đang mở mô hình nhân giống thí điểm lấy con giống để nuôi tiếp cho lứa sau, nhằm giảm chi phí đầu tư ban đầu. Cũng từ hiệu quả của mô hình này, nhiều nông dân trong tỉnh và một số tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh đến tham quan, học tập và nhờ anh truyền kinh nghiệm nuôi rắn.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã