Tốt nghiệp chuyên ngành chế biến thủy sản và có thời gian dài làm việc cho công ty tư nhân, anh Vũ nhận ra chỉ có tự lập nghiệp, tự đứng ra gây dựng mô hình sản xuất của riêng mình thì mới thỏa niềm đam mê và phấn đấu làm giàu. Với niềm yêu thích đặc biệt với những loài chim đặc sản, anh Vũ đã mạnh dạn bỏ việc ở công ty về nhà mày mò, gây dựng nên cơ sở nuôi tập đoàn chim, gia cầm đặc sản.
Theo anh Vũ, khoảng năm 2000 khi còn đang đi làm cho công ty anh đã nuôi đàn gà nòi (gà chọi). Sau đó, khoảng 3 năm sau, trong một lần vô tình được nhìn thấy con chim trĩ, anh Vũ ngay lập tức đã bị “khuất phục” bởi vẻ đẹp cuốn hút của loài chim này.
Chim trĩ là loài đầu tiên anh Vũ nuôi trong trang trại tập đoàn chim và gia cầm đặc sản của mình (Ảnh: Chúc Ly).
“Ban đầu tôi chỉ mua được 4 con chim trĩ do một người ở Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) bẫy được. Từ đây, tôi nhân giống dần dần. Hơn 1 năm sau tôi đã nhân giống lên được khoảng 50 con. Lúc này bán con giống mỗi con 1,5 triệu đồng, nhưng đâu có đủ số lượng chim trĩ giống để bán. Đến nay, đàn chim trĩ của tôi ổn định ở mức khoảng 500 con. Mỗi tháng tôi xuất bán trung bình khoảng 150 con chim trĩ giống các loại...” - anh Vũ cho biết.
Trứng chim trĩ tại trang trại của anh Vũ (Ảnh: Chúc Ly).
Khi con chim trĩ nuôi có lãi và bắt đầu ổn định, anh Vũ lại tìm đến những giống chim và gia cầm đặc sản quý hiếm khác, đang được thị trường ưa chuộng và đặc biệt là có giá trị kinh tế cao như chim công, gà Đông Tảo. Năm 2016, anh đã xây dựng website để quảng bá tốt hơn cho sản phẩm của mình. Hiện trang trại tổng hợp của anh Vũ có khoảng 1.000 con chim, gia cầm đặc sản, với các loài như chim trĩ đỏ, chim trĩ xanh, chim công, gà mặt quỷ, gà Đông Tảo,…
Chim công và gà Đông Tảo trong trang trại của anh Vũ (Ảnh: Chúc Ly).
Chia sẻ với chúng tôi, anh Vũ bộc bạch: Ban đầu tiếp xúc với các loài chim đặc sản vì vẻ đẹp của chúng, về sau nhận thất đây là những loài còn khan hiếm trên thị trường, cần phải nhân nuôi và bảo tồn, phát triển có thể đem lại lợi nhuận khá nên mạnh dạn đầu tư. Hiện mỗi năm, sau khi trừ các khoảng chi phí hiện tôi thu lãi khoảng 400-500 triệu đồng/năm từ nuôi các giống chim và gia cầm đặc sản...
Theo anh Vũ, chim công có giá trị kinh tế cao lại khan hiếm nguồn hàng (Ảnh: Chúc Ly).
Sau hơn 13 năm trong nghề, anh Vũ cho rằng, đến với mô hình nuôi con đặc sản, bà con nông dân cần lưu ý xây dựng chuồng trại khép kín, thoáng mát và tuân thủ việc tiêm vacxin đầy đủ. Ngoài ra, bước đầu khi mới tiếp cận, nông dân không nên đầu tư quá lớn, cần làm từng bước, chậm mà chắc, để tìm được thị trường tiêu thụ ổn định rồi dần dà mới mở rộng quy mô cho phù hợp...
Theo Chúc Ly/Báo Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã