Học tập đạo đức HCM

Tạm bỏ nghề kiến trúc sư đi trồng rau sạch cho học sinh tham quan

Chủ nhật - 08/10/2017 08:06
Có một công ty chuyên về thiết kế, thi công nội thất ở các công trình xây dựng đang làm ăn phát triển nhưng vì quá đam mê việc trồng rau sạch, người đàn ông ấy đã tạm bỏ nghề để thực hiện niềm đam mê của mình. Sau một thời gian thực hiện, anh đã có nhiều khách hàng biết đến, mô hình trồng rau của anh còn là địa điểm tham quan của các em học sinh.

Anh Trần Công Doãn (quận Gò Vấp, TP.HCM), từ một kiến trúc sư, anh chuyển sang trồng rau với mô hình thủy canh theo phương pháp Aquaponics. Công việc mới, không chỉ thỏa mãn niềm đam mê mà mang lại cho anh niềm vui, một cách thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng nơi phố thị.

Tự học trồng rau, nuôi cá

Anh Doãn tốt nghiệp khoa kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc TP.HCM. Ra trường, anh làm kiến trúc sư cho một vài công ty rồi tự mở công ty riêng, chuyên về thiết kế nhà. Anh cho biết, công việc của anh rất căng thẳng, luôn phải tìm cái mới, ý tưởng mới. Anh thư giãn bằng việc trồng rau sạch, nuôi động vật tại nhà. Ban đầu, anh trồng rau trên thùng xốp và trồng trên ống nhựa, rồi trồng rau bằng thức ăn thừa... Mỗi một mô hình trồng rau đều cho anh niềm vui, cung cấp rau sạch cho cả gia đình. Anh ấp ủ ước mơ, mang rau sạch đến cho mọi nhà, bằng cách họ tự trồng ngay tại nhà mình.

Năm 2014, anh lên mạng xem được clip trồng rau thủy canh bằng phương pháp aquaponics, phương pháp trồng rau của Mỹ, không cần đất, không dùng phân bón, không dùng hóa chất, kết hợp với nuôi cá để cho rau sạch và cá sạch, anh Doãn rất thích thú. Anh đặt câu hỏi, tại sao người ta làm được mà mình không làm được? Tại sao, nhiều người sợ ăn phải rau ngấm hóa chất mà lại không tự trồng rau mà ăn? Rồi anh tự trả lời cho câu hỏi của mình, có thể do nhiều người không có thời gian, diện tích nhà chật, không có đất mà trồng rau. Có những gia đình tự trồng rau tại nhà, nhưng phải mất nhiều thời gian chăm sóc, chi phí bỏ ra lớn. Thế là anh tự tìm hiểu, tự học, tự nghiên cứu rồi tự áp dụng ngay tại nhà mình.

“Hầu hết các clip trên mạng chỉ nói chung chung, không nói rõ chi tiết đâu. Tôi xem xong rồi tự nghiên cứu, làm theo cách riêng của mình”, anh Doãn nói. Ban đầu, anh tự thiết kế thùng, giàn và thi công, tự đi mua đất sét, hạt giống, cá… rồi thi công ngay trên sân thượng nhà mình. “Tôi đã gặp thất bại đấy. Nước nó cứ chảy, cá cứ sống, nhưng rau lại không lên. Có lần thì nước nó lại không chảy… Nhưng tôi không thể bỏ cuộc, vì ai mới làm mà không thất bại”, anh Doãn chia sẻ. Sau nhiều lần thử nghiệm, anh đã thành công với một vườn rau xanh tốt, đủ loại rau mơn mởn mọc trên sân thượng, nước róc rách chảy, đàn cá tung tăng bơi lội. Cả gia đình anh ai cũng thích, nhất là con gái. Cứ mỗi chiều đi học về hay những ngày cuối tuần, bé lại lên sân thượng cho cá ăn, ngắm cá bơi lội, nhìn những đám rau thi nhau phát triển trên các chậu rau và nghe tiếng róc rách của nước chảy, thế là anh Doãn đã đưa ra ý tưởng thành lập công ty chuyên về cung cấp mô hình aquaponics.

Làm việc như một người nghệ sĩ

Tại xưởng sản xuất của anh, những đám rau được trồng từ hệ thống aquaponics mơn mởn mọc. Anh trồng đủ các loại rau và cây quả khác nhau: từ rau muống, rau cải, rau dền, mồng tơi, rau thơm, giàn bầu, bí, dưa leo, mướp, cùng các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh. Anh Doãn cho biết, “vườn” rau của anh cứ thế xanh tốt, anh chẳng mất nhiều thời gian chăm sóc. Hằng ngày, anh cho cá ăn, quan sát hệ thống nước chảy và thu hoạch rau, thu hoạch cá...

Khu đất anh Doãn dùng để mở xưởng cũng như dựng mô hình trồng rau aquaponics mẫu rộng hơn 2.000m2 (ở quận Gò Vấp, TP.HCM). Ở đây, chỉ vỏn vẹn một mô hình trồng rau mẫu anh dựng sẵn, ngoài ra là ngổn ngang các vật dụng như: đất, thép, ống nước, giá để trồng rau, giống rau... Anh Doãn nói vui: “Rau sạch của tôi ở đó đó. Ai cần cứ gọi, tôi sẽ mang rau sạch đến tận nhà, vác lên tận sân thượng luôn”. Rồi anh giải thích, các vật dụng trong xưởng của anh là vật dụng để thiết kế “vườn” rau. Khách có nhu cầu, anh sẽ thiết kế, lắp ráp tại nhà. “Nói là công ty cho hoành tráng, nhưng tất cả các khâu, từ thiết kế, lắp ráp, bốc vác, chạy xe hay tư vấn cho khách, tôi làm hết. Tôi vừa làm sếp, vừa làm công nhân”, anh Doãn nói vui.

Tiêu chí của anh đặt ra là chỉ làm việc như một người nghệ sĩ, không đặt nặng yếu tố kinh doanh. Bởi, trồng rau mà đặt nặng tính kinh doanh thì không phải trồng rau sạch. Người trồng ắt phải dùng chất kích thích, thuốc trừ sâu phun cho rau. “Mỗi khi vác một bao đất nung lên sân thượng nhà khách để trồng, hay đưa các vật dụng lên để lắp ráp cho khách, cực lắm, người cứ nhễ nhãi mồ hồi. Nhà khách nào có diện tích rộng còn dễ làm, nhà nào chật thì cực vô cùng. Nhưng tôi vẫn vui, vì chính việc làm của mình lại mang đến rau sạch cho nhiều người. Vui hơn khi nhìn đám rau nhà khách mơn mởn mọc, đâm chồi lớn lên từng ngày”, anh Doãn chia sẻ. Thế là, cứ mỗi chiều hay mỗi cuối tuần, anh Doãn lại cùng nhóm bạn tổ chức gặp mặt, đàn hát, uống trà, đàm tửu bên đám rau để vừa nghe tiếng nước chảy, nhìn đám rau sach mướt, đàn cá tung tăng bơi lội.

Đón đoàn học sinh đến thăm quan

Theo anh Doãn, mô hình aquaponics là một giải pháp tốt cho cư dân thành thị vốn không có nhiều đất, chỉ có sân thượng đầy nắng, tạo mảng xanh cho gia đình, tiết kiệm nguồn nước ngọt, bổ sung rau sạch vốn đang khan hiếm trên thị trường bằng giải pháp mỗi gia đình tự cung tự cấp cho chính gia đình mình. Chính lợi ích của mô hình như vậy, tháng 5 vừa qua, công ty của anh Doãn đón hai đoàn học sinh của các trường trung học phổ thông trong thành phố đến tham quan, học tập kinh nghiệm cũng như tìm hiểu mô hình.

Trong đó, đoàn học sinh của Trường tiểu học và Trung học Tây Úc (Wass) đến tham quan để thực hiện đề tài “Mô hình Vườn - Ao - Chuồng dành cho cư dân đô thị”, bằng kinh nghiệm, trải nghiệm của mình, anh Doãn đã hỗ trợ các em thực hiện đề tài. Đề tài của các em đã đoạt giải tại Hội thi Tin học trẻ TP.HCM. Anh Doãn cho biết, thời gian tới, anh sẽ đầu tư cho công ty của mình trở thành địa điểm, thu hút các học sinh đến tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, giúp các em đến gần với thiên nhiên ngay tại thành phố. Bản thân anh hỗ sẽ trợ các em học sinh hết mình để các em hiểu hơn về thiên nhiên, về nguồn thực phẩm sạch và phủ xanh nóc nhà đô thị bằng kỹ thuật mang tính công nghệ.

 
Theo Diệu Thuần/laodong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập257
  • Hôm nay78,519
  • Tháng hiện tại783,632
  • Tổng lượt truy cập90,847,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây