Mô hình nuôi lươn không bùn không chiếm nhiều diện tích, tận dụng được lợi thế có sẵn tại địa phương như nguồn nước, thức ăn cho lươn. Nếu tuân thủ đúng quy tắc “bốn định” (định khối lượng, định chất lượng thức ăn, định vị trí, định thời gian cho ăn) thì lươn rất nhanh lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Ông Dư Văn Phấn (trái) là 1 trong những hộ nuôi lươn không bùn thành công đầu tiên ở ấp Tầm Long, xã Trí Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh).
Sau gần 5 năm thực hiện thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn trong hồ xi măng của một số hộ nông dân thuộc ấp Tầm Long, xã Trí Bình, huyện Châu Thành, bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra triển vọng mới trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản khu vực bến Tầm Long.
Ông Dư Văn Phấn, ngụ ấp Tầm Long, xã Trí Bình- một trong những hộ nuôi lươn không bùn đầu tiên tại xã Trí Bình cho biết, năm 2012, ông biết nghề nuôi lươn qua mạng Internet, ông mạnh dạn đi học hỏi kinh nghiệm một số hộ đã nuôi lươn không bùn thành công tại một số tỉnh miền Tây. Sau đó, ông đầu tư khoảng 50 triệu đồng để xây hồ 1 hồ nuôi lươn với diện tích 20m2. Sau đợt thu hoạch đầu tiên, thấy có lời, gia đình ông Phấn tiếp tục mở rộng diện tích hồ nuôi. Đến nay, ông đã phát triển được 10 hồ với tổng diện tích gần 200m2.
Theo ông Phấn, lươn giống khoảng 20 con/kg, sau khi nuôi khoảng 5 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 2 đến 3 con/kg, có thể xuất bán. Tính ra, 1 tấn lươn giống nuôi ban đầu, tới thời kỳ thu hoạch sẽ cho từ 6 đến 7 tấn lươn thương phẩm. Với giá cả như hiện tại, khoảng 130 ngàn đồng/kg, mỗi đợt thu hoạch ông có lợi nhuận 100 triệu đồng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, ngụ tại ấp Tầm Long, xã Trí Bình cũng thực hiện mô hình nuôi lươn được 4 năm nay. Hiện tại, gia đình bà có 30 hồ nuôi, mỗi đợt thả từ 2 đến 2,5 tấn lươn giống. Theo bà Sương, việc nuôi lươn trong hồ xi măng không khó, mực nước hồ khoảng 30cm đến 40cm, bên trong thả vỉ tre được đan đều nhau, trên hồ lắp mái che. Cách nuôi này giảm công chăm sóc, lại dễ kiểm tra tình trạng sức khoẻ đàn lươn. Năm 2016, lươn có giá khoảng 150.000 đồng/kg, với 2 tấn lươn giống, gia đình bà thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng.
Lươn nuôi trong bể xi măng có màu sắc đẹp, nhanh lớn, kiểm soát được dịch bệnh.
Ông Mai Văn Công– Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Bình cho hay, khu vực ấp Tầm Long rất thuận tiện cho việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi lươn không bùn. Đây là cách làm giàu trong nông nghiệp, làm giàu từ chăn nuôi, lamg giàu ở nông thôn. Bởi mô hình này không chiếm nhiều diện tích, tận dụng được lợi thế có sẵn tại địa phương như nguồn nước, thức ăn cho lươn. Nếu tuân thủ đúng quy tắc “bốn định” (định khối lượng, định chất lượng thức ăn, định vị trí, định thời gian cho ăn) thì lươn rất nhanh lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã