Sau nhiều đêm trăn trở, vợ chồng ông quyết định sử dụng số vốn ít ỏi để làm ăn. Ban đầu chăn nuôi vài con lợn thịt, sau vài năm, đàn lợn của gia đình ông dần dần tăng thêm.
Năm 2009, do thiếu kinh nghiệm lại chỉ chú trọng nuôi dưỡng mà chưa quan tâm nhiều đến chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, nên đàn lợn mắc bệnh tai xanh, chết cả đàn gần 60 con, tổng thiệt hại hơn 70 triệu đồng. Không nản chí, ông tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi lợn qua sách báo, tạp chí, qua các lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên tổ chức; học hỏi thêm kinh nghiệm từ những hộ chăn nuôi trong và ngoài xã để quyết tâm đầu tư khôi phục lại đàn lợn.
Năm 2010, để chủ động con giống nuôi thịt, ông đầu tư chăn nuôi thêm 6 lợn nái sinh sản. Từ đó đến nay, thường mỗi nái đẻ được 2 lứa/năm, bình quân 10 con/lứa.
Sự chuyển đổi đó không những giúp gia đình ông chủ động được con giống mà còn cung cấp giống cho nhân dân quanh vùng. Tính riêng năm 2012, gia đình ông xuất bán khoảng 100 con lợn giống, tương đương 1.200kg giống, giá 80.000 đồng/kg, thu gần 100 triệu đồng; xuất chuồng 50 con lợn thịt, tương đương 3,5 tấn lợn thịt, giá bán bình quân 35.000 đồng/kg, thu hơn 100 triệu đồng.
Trừ mọi khoản chi phí, chăn nuôi lợn đã cho ông thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng. Đồng thời, ông đầu tư xây hệ thống hầm biogas hạn chế sự ô nhiễm môi trường xung quanh, sử dụng khí biogas làm chất đốt phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt gia đình, mỗi năm tiết kiệm vài triệu đồng mua chất đốt. Hiện tại, gia đình duy trì nuôi 6 con lợn nái sinh sản và gần 20 con lợn thịt.
Chăn nuôi có lãi, ông sử dụng một phần lãi đầu tư cải tạo 1 mẫu ruộng chằm thành ao và tận dụng chất thải chăn nuôi để nuôi cá trắm, chép, trôi, mè, rô phi đơn tính… Mỗi năm, ao cá cho thu 2 lần, khoảng 1 tấn cá/năm, giá bán trung bình 55.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 30 triệu đồng. Gia đình ông Đông còn nuôi và cung cấp chim bồ câu giống. Với giá 150.000 đồng một đôi chim non, 300.000 đồng một đôi chim bố mẹ, 200.000 đồng một đôi chim giống, nuôi chim đã mang lại một nguồn thu không nhỏ.
Đặc biệt, chim bồ câu được nuôi hoàn toàn bằng thóc lúa, ngô nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Chỉ tính riêng năm 2012, gia đình ông bán hơn 200 đôi chim, thu gần 50 triệu đồng. Tận dụng thức ăn thừa của chim bồ câu, ông nuôi thêm gà, vịt vừa cải thiện bữa ăn gia đình vừa tăng thu nhập gần 10 triệu mỗi năm. Trên diện tích rừng được giao, ông trồng 2ha keo tai tượng và quế. Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho mọi người trong thôn cùng vươn lên làm giàu.
Thành công từ mô hình chăn nuôi kết hợp của hộ gia đình ông Lương Minh Đông cho thấy tính hiệu quả, vừa phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ gia đình vừa tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông nhàn ở địa phương
.Nguồn: doanhnhan.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã