Học tập đạo đức HCM

Săn trùn đất - nghề làm chơi ăn thật

Thứ tư - 07/08/2013 22:18
Việc đi bắt trùn đất đối với người dân huyện Núi Thành, Quảng Nam, chỉ là nghề tay trái trong lúc rảnh rỗi đồng áng. Tuy nhiên, nghề này lại cho thu nhập cao.
Mở rộng địa bàn

Nghề săn trùn đất bắt đầu dọc sông Trường Giang của huyện Núi Thành. Từ một vài người ban đầu, dần dà đến nay có cả trăm người của huyện Núi Thành theo nghề này. Hiện trùn ở Núi Thành ngày một cạn kiệt, bà con làm nghề này phải mở rộng địa bàn đến các huyện lân cận, thậm chí ra cả tỉnh ngoài.
Đào bắt trùn đất ở huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Đào bắt trùn đất ở huyện Núi Thành, Quảng Nam.

Chúng tôi may mắn được một nhóm thợ săn trùn đất cho đi theo một chuyến vào Quảng Ngãi. Sau khi chuẩn bị đồ nghề kỹ càng, nhóm gồm 5 người ở xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, phóng xe vào sông Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Đồ nghề chỉ là chiếc xẻng dài chưa đầy 1 mét, cái xô nhỏ thắt ngang lưng, và túi nylon lớn để đựng trùn. 

Anh Nguyễn Hải Triều (45 tuổi), người có thâm niên hơn chục năm trong nghề, cho biết: "Công việc này tương đối khỏe, những lúc rảnh rỗi, công việc đồng áng xong, chỉ cần bỏ sức ra vài giờ đồng hồ là có tiền ngay. Dân chúng tôi vẫn gọi đó là một cái nghề bởi nhờ nó mà không ít người có của ăn, của để. Nhiều người đi làm công nhân ở xa quyết về quê "cắm sào" để theo cái nghề săn trùn. Loại trùn này có rất nhiều tên gọi- trùn đất, trùn sông, sâm đất, sá sùng... 

Thời điểm đi săn trùn bắt đầu từ tháng Chạp kéo dài đến tháng 8, thời gian 3 tháng đầu người dân chủ yếu đi săn vào ban đêm. Trùn đất tập trung ở những nơi nhánh sông nước lợ, gần cửa biển. Trong vòng 1 tháng, nhóm thợ săn đi khoảng 10-15 ngày và mỗi lần đi đào chỉ từ 3-5 tiếng đồng hồ. 

Đang tâm sự, anh Triều chỉ những lỗ kim trên mặt cát nói: "Đây là hang trùn". Anh dùng xẻng xúc mấy xẻng đất chỗ "hang" và lôi lên những con trùn đất dài mọng. Anh Triều chỉ dẫn: "Mình phải nhanh tay để trùn không lủi đi chỗ khác, những người tay ngang không dễ chi bắt được. Khi lôi trùn lên động tác phải mềm mại nếu không trùn sẽ bị đứt đoạn...".

4 giờ, có 600.000 đồng

Anh Dương Đình Ngọn (43 tuổi, một dân săn trùn) cho biết: "Trước kia, trùn nhiều mà người đi đào ít nên chưa đầy một buổi có thể bỏ túi cả triệu đồng. Hiện nay trùn khan hiếm dần nhưng bù lại giá cao ngất ngưởng, nên rảnh rang là chúng tôi kéo nhau đi đào kiếm thu nhập. Tuy vậy chứ nghề này còn mang tính hên xui, lúc trúng có thể đào hơn chục ký nhưng cũng có hôm đi chỉ đủ tiền xăng xe. Anh em còn cơm áo ra tận Đà Nắng, Huế chứ ở đây nguồn trùn này không còn dồi dào như trước". 
"Khoảng chục ký trùn tươi này đem về huyện Núi Thành, có thương lái đến nhà thu mua ngay với giá dao động từ 55 - 60 ngàn/kg. Các thương lái đem phơi khô rồi xuất bán ra Hà Nội với giá khoảng 1 triệu đồng/kg để làm thuốc Đông y, vì loại trùn này rất có công dụng "ông ăn bà khen”.
Anh Dương Đình Ngọn

Theo chân các thợ săn khoảng 4 giờ đồng hồ, ai cũng mướt mồ hôi, nhưng bù lại vì hôm nay đã trúng. Trong thùng ai cũng có cả 10kg trùn tươi. Anh Ngọn nói thêm, khoảng chục ký trùn tươi này đem về huyện Núi Thành, có thương lái đến nhà thu mua ngay với giá dao động từ 55 - 60 ngàn/kg. 

Các thương lái tại huyện Núi Thành đem phơi khô rồi xuất bán ra Hà Nội với giá khoảng 1 triệu đồng/kg để làm thuốc Đông y, vì loại trùn này rất có công dụng "ông ăn bà khen", bồi bổ sức khỏe".

Sau chuyến đi săn, cả nhóm về lại quê nhà, trở lại với công việc đồng áng. 
Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm507
  • Hôm nay69,848
  • Tháng hiện tại774,961
  • Tổng lượt truy cập90,838,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây