Huyện Đông Triều là ví dụ điển hình thực hiện được sự phân cấp này. Để thu hút bà con nông dân tích cực, chủ động tham gia học nghề, huyện đã mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương và nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trước khi triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện Đông Triều đã tổ chức các đợt khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, mở lớp đào tạo nghề theo ngành, nghề phù hợp; đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động. Riêng năm 2012, huyện đã tổ chức 14 lớp dạy nghề cho 490 học viên. 6 tháng đầu năm 2013, mở được 2 lớp dạy nghề cho trên 60 học viên. Trong đó có 10 lớp nghề phi nông nghiệp (như: Móc chỉ, móc sợi, gốm thô); 6 lớp nghề nông nghiệp (như: Nuôi cá thương phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng nấm). Sau khi kết thúc các lớp học nghề, 100% học viên qua đào tạo nghề phi nông nghiệp đều được các doanh nghiệp tuyển dụng; còn các học viên qua đào tạo nghề nông nghiệp đã vận dụng, triển khai các kỹ thuật, cũng như mô hình mới vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Nhiều lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề đã được tuyển dụng vào các doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Công nhân Công ty Gốm Quang (Đông Triều) hoàn thiện sản phẩm gốm sứ. |
Có thể thấy, hiệu quả của công tác đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt, người học nghề đã tiếp cận được kiến thức chuyên môn, biết cách làm nghề, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trong 3 năm (2010-2012), toàn tỉnh có 10.654 lao động nông thôn được đào tạo nghề. Đến nay 7.710 lao động nông thôn đã có việc làm sau đào tạo nghề, đạt 73,1%; 200 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo; 734 hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá; 1.459 lao động nông thôn sau khi học nghề đã chuyển sang làm lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế như: Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề tại một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn; sự phối hợp giữa các đơn vị, ngành chưa chặt chẽ nên các đơn vị chưa nắm chắc nhu cầu nhân lực cần đào tạo nghề ở từng lĩnh vực; một số địa phương còn chưa tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề; chất lượng dạy nghề chưa cao…
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chiến lược lâu dài với mục tiêu giúp cho đối tượng này tiếp cận với nghề mới trên cơ sở làm kinh tế ngay tại địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn như: Làm tốt công tác khảo sát nhu cầu học nghề; hoàn thiện, nhân rộng các mô hình đã thí điểm có hiệu quả, nghiên cứu xây dựng mô hình mới dạy nghề theo đơn đặt hàng, dạy nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề…
Nguyễn Thanh
Nguồn: baoquangninh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã