Học tập đạo đức HCM

Nuôi trồng nấm theo mô hình GAP tại Đồng Nai

Thứ ba - 13/08/2013 04:17
Là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển nghề trồng nấm nhưng thời gian qua, nghề này ở Đồng Nai mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, hộ gia đình. Xuất phát từ thực tế trên, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phê duyệt dự án Xây dựng mô hình sản xuất nấm theo hướng GAP tại huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân từ nghề trồng nấm. Dự án được triển khai trong thời gian hai năm, từ 2010-2012.

Khai thác thế mạnh địa phương

Với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ lại ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, nên Đồng Nai có nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất nấm hết sức phong phú. Ngoài ra, lực lượng sản xuất nấm của địa phương cũng khá dồi dào, điều kiện tự nhiên lại phù hợp với việc trồng nấm.

Ở đây có nhiều vùng đất phù sa, đất sét và đất cát, có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm cộng với nguồn phế liệu của các ngành nông nghiệp (rơm, rạ, mùn cưa cao su, bã mía, thân và lõi ngô) rất thích hợp cho việc phát triển nghề trồng nấm.

Được biết, tại Đồng Nai đến nay có 25 xã, phường thuộc 11 huyện, thị xã Long Khánh, Thành phố Biên Hòa có nghề trồng nấm với sản lượng nấm mèo dẫn đầu cả nước. Dù việc trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nhưng trên thực thế việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm trên thị trường mới phát triển ở quy mô nông hộ nhỏ và vừa.

Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh, mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã bắt đầu chú ý đầu tư về công nghệ, thiết bị sàn, trộn, đóng bao, nhà xưởng…
 

Trồng nấm là một nghề đang được nhiều bà con nông dân cả nước ưa chuộng (Ảnh : Phương Hoàn)
Trồng nấm là một nghề đang được nhiều bà con nông dân cả nước ưa chuộng (Ảnh : Phương Hoàn)

Từ thực tế trên cho thấy việc cần thiết xây dựng mô hình sản xuất nấm theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp bền vững -Good Agricultural Practices) là hết sức quan trọng và cần thiết để sản xuất nấm đạt chất lượng, nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu có quy mô công nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển nghề sản xuất nấm, chế biến và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Vì thế Bộ KH&CN đã phê duyệt Dự án Xây dựng mô hình sản xuất nấm theo hướng GAP. Dự án do Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai chủ trì thực hiện; Trung tâm Công nghệ sinh học Thực vật - viện Di truyền Nông nghiệp là cơ quan chuyển giao công nghệ.

Dự án được thực hiện với mục tiêu như đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý, tổ chức cho địa phương nhằm góp phần phát triển nghành nghề nấm của tỉnh Đồng Nai; Nâng cao chất lượng giống nấm cho sản xuất; Tập trung cho 4 loại nấm chủ lực đang có trên thị trường và xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi trồng theo hướng GAP nhằm góp phần ổn định sản xuất nấm trong tỉnh…

Phát triển kinh tế nhờ nghề trồng nấm

Sau khi Dự án được triển khai, tại đây đã hình thành được một trung tâm sản xuất giống nấm có chất lượng cao. Đồng thời Dự án cũng đã xây dựng lán trại thực hiện mô hình nuôi trồng nấm theo hướng GAP cho 4 loại nấm ăn và nấm dược liệu.

Ngoài ra 14 quy trình công nghệ nuôi trồng, chế biến và xử lý bã thải nấm cho huyện Cẩm Mỹ nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung cũng đã được Dự án tiếp nhận và làm chủ.
 

Bà con nông dân phơi nấm thu hoạch được từ dự án (Ảnh do dự án cung cấp)
Bà con nông dân phơi nấm thu hoạch được từ Dự án (Ảnh do Dự án cung cấp)

Bên cạnh những kết quả về kỹ thuật, Dự án còn đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và khả năng tham gia sản xuất nấm theo hướng GAP. Các công nghệ nuôi trồng các loại nấm dễ tiếp thu nên các hộ nông dân nhanh chóng năm bắt được quy trình sản xuất nấm có hiệu quả cao hơn so với nuôi trồng đại trà theo kinh nghiệm của nông dân.

Ông Lê Thanh Tùng, chủ hộ tham gia mô hình nuôi trồng nấm theo mô hình GAP tại Ấp 2, xã An Phú, huyện Tân Phú cho biết, trước đây ông cũng đã nuôi trồng nấm nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, nhưng từ khi tham gia nuôi trồng nấm theo hướng GAP ông hy vọng nó sẽ trở thành một nghề giúp gia đình ông nói riêng và nhiều gia đình nông dân khác nói chung ổn định và phát triển kinh tế.

Bà Lê Thị An Nhiên, chủ nhiệm Dự án cho biết, ngoài những kết quả trên, Dự án đã kết hợp triển khai hỗ trợ một số hộ có nhu cầu phát triển nghề trồng nấm tại các xã như An Viễn, Sông Trầu, huyện Trảng Bom; xã Phú An huyện Tân Phú, bước đầu đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

"Dự án đã được nghiệm thu và được đánh giá hoàn thành tốt các công việc được giao. Hiện trung tâm đã thực hiện kế hoạch xây dựng thêm lán trại nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu để triển khai mở rộng quy mô nuôi trồng nấm khi dự án kết thúc.

Đồng thời, tạo cơ sở để nuôi trồng thử nghiệm một số nấm phục vụ công tác tuyển chọn giống nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giống được sản xuất tại trung tâm", bà Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai khẳng định.

Với những thành công trên, nhóm thực hiện Dự án cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ để phát triển nâng cao chất lượng giống nấm và nấm thương phẩm. Du nhập các giống có chất lượng cao vào sản xuất tại mô hình tập trung và từng bước nhân rộng; chủ động tuyển chọn sàng lọc các loại nấm phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương để từng bước chủ động giống nấm tại chỗ. 

Đặc biệt, Sở KH&CN Đồng Nai giao cho Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai tiếp tục mở rộng vùng sản xuất nấm trong toàn tỉnh. Nhóm thực hiện Dự án cũng sẽ tập huấn cho bà con nông dân Đồng Nai về kỹ thuật trồng nấm theo hướng GAP, từ đó nhân rộng nghề trồng nấm không chỉ ở tỉnh Đồng Nai mà còn ở các địa phương có nhu cầu phát triển nghề này.

Phương Hoàn
Theo baodatviet.vn 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay25,850
  • Tháng hiện tại893,361
  • Tổng lượt truy cập90,956,754
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây