Học tập đạo đức HCM

Làng triệu phú từ trồng cây na bở

Thứ hai - 22/10/2018 06:20
Xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng) nằm ở xa trung tâm thành phố nhưng cứ mùa na đến, nơi đây lại trở nên tấp nập khác thường. Trên mọi nẻo đường, thương lái từ các nơi đổ về thu mua na. Cây na nhanh chóng trở thành cây hàng hóa chủ lực của xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhộn nhịp vào mùa

Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Động ở thôn 9, mọi người trong gia đình ông đều đang hối hả trên đỉnh những quả đồi cao để hái na. Từ trong nhà ra đến chân đồi, người nào việc nấy, người thì leo cây hái quả, người thì phân loại đóng hàng, đong đếm tính tiền. Những năm trước, việc thu hái của gia đình ông Động tập trung trong khoảng 1 tháng, nhưng năm nay kéo dài hơn khi ông áp dụng kỹ thuật cắt tỉa cành, thụ phấn nhân tạo và bón phân, chăm sóc nên cây na cho quả thành nhiều đợt, kéo dài thời gian thu hoạch.

Nông dân xã Kỳ Sơn thu hoạch na.
Nông dân xã Kỳ Sơn thu hoạch na.

Ông Động chia sẻ, nhà ông năm nay có 500 gốc na đang được thu hoạch, giống na bở của gia đình ông là giống của địa phương được lưu truyền từ nhiều đời nay. Giống na này có đặc điểm quả to, ít hạt, thơm mát đặc trưng. Cây na bở rất hợp với khí hậu, chất đất nơi đây nên quả đẹp, thơm ngon, được nhiều người dân trong, ngoài thành phố ưa chuộng. Tính từ đầu vụ đến nay gia đình ông đã bán được trên chục tấn quả. Có ngày na chín rộ, gia đình thu hoạch bán được hơn chục triệu đồng. Đầu vụ, na loại 1 bán được 90.000 - 100.000 đồng/kg, có thời điểm giá bán giao cũng được 120.000 đồng/ kg.

Xây dựng thương hiệu na bở Kỳ Sơn

Cũng giống gia đình ông Động, nhiều gia đình khác ở Kỳ Sơn đang chú trọng phát triển kinh tế vườn

Ông Nguyễn Trịnh Trọng– Trưởng phòng NNPTNT huyện Thủy Nguyên cho biết: “Tính đến hết năm 2017, huyện Thủy Nguyên có 17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong đó, 11 xã công nhận ở giai đoạn (2011-2016), 6 xã công nhận giai đoạn (2016- 2020). Trong năm 2018, huyện phấn đấu có 5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, năm 2019 phấn đấu 3 xã đạt chuẩn NTM.”.

đồi, phủ kín đất trống, đồi trọc bằng việc trồng cây ăn quả lâu năm như mít, xoài, nhãn… Tuy nhiên, cây na vẫn là cây chủ đạo vì vùng này phù hợp với việc trông na, giá bán na bở lại được gấp 3 lần giống na dai.

Gia đình anh Trịnh Xuân Tiến- một trong những hộ có kỹ thuật trồng na tốt nhất trong xã cũng chia sẻ: Na là cây dễ trồng phù hợp trên mọi chất đất, tuy nhiên chúng cũng là thứ cây đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, không phải tùy tiện thích bón gì cũng được. Để quả to và đều, trước hết phải tính đến khoảng cách giữa cây nọ sang cây kia sao cho phù hợp. Na trồng thật thưa, ánh sáng lúc nào cũng phải đủ cho quá trình quang hợp. Không nên bón đạm, mà chủ yếu là dùng lân và NPK, khi đến vụ thu hoạch nhìn cây na lá to đều có màu xanh vàng sẽ cho quả đẹp và sáng đều. Nếu muốn na ra quả theo ý muốn thì cần phải tính thời gian cắt tỉa cành phù hợp. Đặc biệt không nên để quá dài thời gian thu hoạch, chỉ để cho na ra quả và thu hoạch đến tháng 10 là dừng lại, nếu cây còn quả cũng vặt vứt bỏ để cây không bị bại và tập trung dinh dưỡng cho mùa quả năm sau.

“Cây na sẽ cho thu nhập ổn định từ năm thứ ba trở đi, nếu chăm sóc tốt phải hơn hai chục năm sau mới phải trồng lại. Gia đình tôi mỗi năm thu hoạch từ 200 – 300 triệu đồng từ na, đó là chưa kể khoản thu từ cây na con được bán cho bà con trong xã làm giống” - anh Tiến phấn khởi nói.

Ông Đỗ Văn Lâu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Sơn cho biết: “Những năm gần đây, nông dân xã Kỳ Sơn đã chú trọng hơn trong việc phát triển kinh tế vườn đồi, cây na đã trở thành cây hoàng hóa mang lại thu nhập cao cho nông dân. Với lợi thế đất đồi không bị ô nhiễm, cây na là sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Trong xã, nhiều gia đình đã có của ăn, của để, xây nhà, mua xe từ việc trồng na, đời sống được cải thiện dần, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành. Tới đây, xã sẽ xúc tiến phát triển thương hiệu cho bà con, hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đưa đặc sản na Kỳ Sơn đến rộng rãi với người tiêu dùng trong và ngoài nước”.

Bài, ảnh: Thu Thủy/báo trangtraiviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay49,912
  • Tháng hiện tại755,025
  • Tổng lượt truy cập90,818,418
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây