Học tập đạo đức HCM

Lão nông mang đàn "giời ơi" về nuôi, cả thôn mắt tròn mắt dẹt

Thứ bảy - 05/09/2015 09:36
Thấy ông Vũ Đình Thu (SN 1950) mang một đàn vịt trời giống về nuôi, cả thôn Nại Trì, xã Ngũ Hùng (Thanh Miện – Hải Dương) mắt tròn, mắt dẹt kéo đến xem.

Nhiều người bảo, có dở mới đi nuôi mấy con “giời ơi đất hỡi” đó, nuôi lớn nó lại bay đi mất. Ông Thu chỉ gật gù...

Đánh quả liều

lao nong mang dan 'gioi oi' ve nuoi, ca thon mat tron mat det - 1

Lão nông Vũ Đình Thu kiểm tra đàn vịt trời giống.

Chưa tới cổng nhà ông Thu, tôi đã nghe tiếng lũ vịt kêu kẹc kẹc, vỗ cánh huyên náo cả một góc. Ông Thu kể, một lần con trai ông lên Bắc Giang chơi, được bạn bè rủ đi ăn món vịt trời, nghe bảo ngon lắm. Đánh chén xong, anh này dò hỏi mua thêm vài đôi về mấy bố con nhắm rượu thì được giới thiệu đến trang trại của anh Tô Quang Dần, người thuần hóa thành công vịt trời đầu tiên tại Việt Nam.

Thấy mô hình hay quá, anh này liền ngỏ ý mua 20 con vịt giống về nuôi, chủ trang trại đồng ý. Mỗi con giống có giá 40 nghìn đồng. Nghe con trai điện về thông báo, ông Thu cũng chẳng biết “đầu cua tai nheo” ra làm sao nhưng cũng gật đầu đồng ý. Hôm mang vịt trời về nuôi, cả làng kéo đến xem vì “lạ”.

Nhắc tới vịt trời, nhiều người nghĩ ngay tới thằng Bờm trong bộ phim cùng tên. “Nhiều người bảo tôi, sao ông lại đi nuôi cái con giời ơi thế. Nuôi lớn nó lại bay đi mất thôi. Tôi cười bảo, đây là loại vịt được thuần hóa rồi, không bay đi đâu, các bác cứ bình tĩnh. Tôi nói để trấn an mọi người thôi chứ cũng chỉ nghe nói, đã nuôi bao giờ đâu mà biết.

Thôi thì đánh quả liều vậy”, ông Thu nhớ lại. Nói thế nhưng vẫn phải dè chừng, ông cùng con trai tất bật mua thùng phuy, quây lưới giữa ao để nuôi, sợ con “giời ơi” bay mất. Theo ông Thu, vịt trời nuôi không khó, thậm chí dễ nuôi hơn vịt nhà. Dù được thuần hóa, nhưng vịt trời vẫn mang dòng máu tự nhiên nên đề kháng cao, sinh trưởng phát triển tốt, hiếm khi bị bệnh tật. Về thức ăn, loài này tiêu thụ ít hơn vịt nhà.

Tuy nhiên, muốn nuôi vịt trời phải có không gian mặt nước, chuồng trại cao ráo, thoáng mát. Ông Thu mua luồng, đóng bè cho vịt trời làm chỗ tắm nắng. Cũng theo ông Thu, dù loài này khỏe mạnh nhưng công tác vệ sinh chuồng trại vẫn phải được đảm bảo. Ngày nắng to, ông nhốt vịt trong chuồng, ngày 2 lần xịt rửa thay nước tắm. Ông Thu hồ hởi: "20 con không chết con nào chú ạ, chắc do tôi mát tay".

Chăm tốt, vịt lớn như thổi, 3 tháng đã bắt đầu đẻ trứng. Năm đầu tiên, từ 20 con, ông nhân lên thành 200 con. Cả làng lại đổ đến xem trang trại nuôi con “giời ơi” của ông. Chẳng còn ai lườm, nguýt bảo ông bị gàn, dở.

Sang năm thứ 2, ông Thu tiếp tục nhân giống, có trong tay 300 con vịt trời. Nghe qua tưởng ngon ăn, nhưng ông Thu bảo, nhiều hôm cũng toát mồ hôi hột vì bọn “giời ơi” này. Sáng mở cửa chuồng, lũ vịt trời lặn ngụp dưới ao một lúc đột nhiên kéo cả đàn bay vụt qua nóc nhà.

Vợ chồng ông Thu nháo nhác chạy theo ra tới bờ sông Bắc Hưng Hải phía đằng sau. Cả đàn vịt ùa xuống sông lặn ngụp kiếm mồi.

“Trứng vịt vỏ rất dày, ấp 40 ngày mới nở, vì vậy phải có kinh nghiệm mới ấp nở thành công. Về con giống bố mẹ, thường thì nuôi xen kẽ 10 mái 1 trống, nhưng nếu đạt nhất phải là 5 mái 1 trống”, ông Thu chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Thu ngồi trên bờ tưng hửng nhìn ra mặt dài như cái bơm. Sang chiều, trời nhá nhem, đàn vịt bỗng đập… cánh bay vút về chuồng. Lão nông mừng rơi nước mắt.

Chăm tốt sẽ có lãi

Khi tôi về thăm mô hình, ông Thu vừa xuất được 400 con vịt thương phẩm ra thị trường. Toàn bộ số vịt này được anh Tô Quang Dần đánh xe về kiểm hàng, thu mua trọn gói, giá 180 nghìn đồng/con.

Theo ông Thu, ngay từ đầu lứa đã ký hợp đồng bán tột cho anh Dần với giá 220 nghìn đồng/con. Tuy nhiên, khi xuất bán, vịt chưa đủ ngày tuổi, không đúng trọng lượng nên bị cắt giá. Ông Thu tính toán, chi phí công chăm sóc, thức ăn, tiền điện… mất khoảng 50%, còn lãi trên 30 triệu đồng trong 4 tháng. “Cứ bao giờ bán vịt, tôi mới cầm tiền ra trả các đại lý cám. Là chỗ người quen lại mua nhiều nên họ cho nợ thoải mái. Tính ra mỗi tháng cũng lãi được 7 - 8 triệu, chú bảo làm ruộng làm gì được số tiền đó”, ông Thu giãi bày.

lao nong mang dan 'gioi oi' ve nuoi, ca thon mat tron mat det - 2

Vịt trời đã thuần hóa, dễ nuôi, ít bệnh tật.

Bên cạnh việc nuôi vịt trời thương phẩm, ông Thu còn ấp ủ ý định mở rộng kinh doanh trứng, giống. Trong chuồng nhà ông luôn có trên dưới 20 con vịt mái, dăm vịt đực làm giống. Theo kinh nghiệm, dốc cho vịt đẻ từ tháng 8 - 9 âm lịch, ra Giêng trời ấm thì tiến hành ấp nở nuôi lứa mới. Thức ăn cho vịt đẻ ngoài cám, có thể bổ sung ngô, thóc, các loại tôm, cua, cá… giàu dinh dưỡng.

Giai đoạn này nếu chăm tốt, vịt có thể đẻ trứng cả tháng ròng không ngơi nghỉ. Thấy ông làm ăn có lãi, nhiều hộ trong vùng tìm đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi. Tại xã Ngũ Hùng, một vài trang trại nuôi vịt trời đang nhen nhóm hình thành.

“Tôi sẵn sàng cung cấp giống, chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, để làm giàu từ con vịt trời này còn nhiều khó khăn. Thứ nhất là nếu muốn làm ăn lớn thì phải có vốn, không là phá sản ngay. Thứ hai là đầu ra. Dù đã có mối thu mua nhưng vẫn chưa ổn định, nếu nuôi ồ ạt giá cả sẽ bấp bênh. Người ta không thu mua cho nữa là toi”, ông Thu chia sẻ.

Ngoài nuôi vịt trời, ông Thu còn trồng thử thanh long ruột đỏ, cá rô đầu vuông, lợn rừng… để phát triển kinh tế gia đình. Dù mô hình chăn nuôi còn nhỏ, nhưng ông Thu sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp giống cho những ai có nhu cầu. Bạn đọc có thể liên hệ ông Vũ Đình Thu thôn Nại Trì, xã Ngũ Hùng (Thanh Miện – Hải Dương), SĐT: 0169.896.7978.

 

 
Theo Kế Toại (Nông Nghiệp Việt Nam)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay39,276
  • Tháng hiện tại744,389
  • Tổng lượt truy cập90,807,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây