Trong khuôn khổ dự án, 10 hộ nông dân được vay vốn ưu đãi với mức 50 triệu đồng/hộ (trong thời gian 2 năm), được hỗ trợ, hướng dẫn về quy trình, kỹ thuật nuôi cá chép. Thời điểm này dù chưa đánh giá được hiệu quả của dự án (thời gian nuôi thường là 1 năm), song bước đầu cho thấy cá chép sinh trưởng và phát triển tốt; quan trọng hơn là tác động tích cực, khuyến khích các hộ nông dân hăng say lao động sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp.
Vùng NTTS Triều Khê được chuyển đổi từ vùng trồng lúa kém hiệu quả. Nhờ địa hình thuận lợi, tận dụng được nguồn nước ra vào nơi cửa sông, cải tạo đất đai của bà con nơi đây, nên Triều Khê ngày càng phù hợp với các mô hình nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, do mới đi vào sản xuất, người dân còn nhiều khó khăn, nên chưa có nguồn lực đầu tư, mở rộng sản xuất. Bởi vậy, việc triển khai dự án nuôi cá chép thương phẩm được coi là một trợ lực cả về vật chất và tinh thần cho nông dân ở đây. Ông Nguyễn Quang Hồng, Chủ tịch HND xã Hồng Phong, cho biết: Triều Khê có điều kiện để NTTS, tuy nhiên, do xuất phát là vùng chuyển đổi từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả, nên NTTS còn khá mới mẻ, nhất là đối với các mô hình, đối tượng nuôi mới. Dự án nuôi cá chép thương phẩm nói trên, nông dân được hỗ trợ cả về vốn và kỹ thuật, đúng những yếu tố, điều kiện nông dân đang thiếu và yếu, đang cần. Bởi vậy, các hộ dân tham gia đều rất phấn khởi, nếu dự án mở rộng thì còn nhiều hộ khác mong muốn được tham gia... Từ tháng 1-2017, 10 hộ dân đã chủ động chuẩn bị về vốn đối ứng (khoảng 50 triệu đồng/mô hình) để cải tạo ao chuôm, đầu tư con giống, thức ăn cho cá...
Nhờ hướng đi đúng của HND thị xã và HND xã Hồng Phong cùng sự tích cực vào cuộc của các hộ nuôi, nên mô hình nuôi cá chép được thực hiện đúng cơ cấu mùa vụ, đầu tư ban đầu tốt, quá trình chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, từ đó cá sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng mỗi con tăng nhanh, đều, đến thời điểm này đạt khoảng 0,7kg/con. Ông Nguyễn Văn Thư, một trong 10 hộ tham gia dự án, cho biết: Với tốc độ sinh trưởng và phát triển như trên, dự đoán đến vụ thu hoạch sẽ đạt 1,5-2kg/con, cao so với các mô hình nuôi cá chép hiện nay. Cá chép do được nuôi theo quy trình nên sức đề kháng bệnh tật cao, hoàn toàn có thể cho doanh thu, lợi nhuận cao, giúp nông dân cải thiện cuộc sống. Hiện nay do là năm đầu tiên nuôi cá chép thương phẩm, còn mang tính thử nghiệm, nên một số mô hình nuôi kết hợp thêm một số loại cá khác, như trắm, trôi, rô phi... Song theo định hướng, năm sau các hộ dân sẽ triển khai thả tập trung 1 đối tượng cá chép, qua đó các mô hình nuôi sẽ nâng cao năng suất, sản lượng, mang lại giá trị, lợi nhuận cao.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên, mô hình nuôi cá chép thương phẩm vẫn cần được tăng cường giám sát của HND thị xã và HND xã Hồng Phong, chăm sóc theo đúng quy trình, kịp thời phát hiện và xử lý trong trường hợp cá có dịch bệnh... Có như vậy mô hình kinh tế nhiều ý nghĩa này mới đạt được kết quả như mong đợi, có sức lan toả, nhân rộng trên địa bàn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã