Theo lời anh Vũ, anh tốt nghiệp một trường Cao Đẳng ở Cà Mau chuyên ngành chế biến thủy sản. Sau gần 8 năm đi làm cho một công ty với mức lương khá, anh quyết định về quê đầu tư chăn nuôi.
Anh tâm sự: “Lúc ấy tôi nghĩ, nếu cứ mãi đi làm việc cho công ty tư nhân, đồng lương cũng ổn nhưng biết đến khi nào mới làm giàu được. Trong khi đất ở nhà mình có, ba mẹ cũng vốn là thuần nông. Chính vì vậy tôi quyết định bỏ việc, về nhà đầu tư chăn nuôi”.
Chim trĩ hậu bị (chim chuẩn bị làm bố mẹ) có giá từ 350.000-380.000 đồng/con. Trong ảnh: Một con chim trĩ đỏ trống trong trang trại của anh Vũ-"soái ca" Đất Mũi. (Ảnh: Chúc Ly).
Anh Vũ Kể: Ban đầu tôi tình cờ mua được 4 con chim trĩ do một người ở Củ Chi săn được. Thật sự lúc đầu cũng vì vẻ đẹp của nó mà tôi thích và mua về nuôi thử, chứ chưa có ý định nuôi đại trà. Sau này tôi quyết định đầu tư nuôi lớn là vì nhận thấy con chim trĩ có giá trị cao, là loài chim vua ăn khi xưa, nên chất lượng thịt rất ngon, khách hàng ưa chuộng, dễ tìm đầu ra.
Hiện chim trĩ thịt có giá từ 200.000-220.000 đồng/kg (Ảnh: Chúc Ly).
Sau khi đem 4 con chim trĩ về nuôi, anh Vũ đã mài mò tìm cách thuần dưỡng và cho chim sinh sản tốt, khoảng hơn 1 năm sau anh Vũ đã nhân lên được mấy chục con. Dần dần, số lượng đàn chim trĩ của anh tăng lên nhanh chóng. Lúc này, có thời điểm anh đã bán được chim giống với giá 1,5 triệu đồng/con.
Chia sẻ với chúng tôi, anh cho hay: Thời gian đầu, mình bắt tay nuôi với kinh nghiệm bằng 0, nên tôi phải mài mò học trên mạng. Rồi vừa nuôi vừa học hỏi, cuối cùng chọn ra được cách nuôi phù hợp nhất. Thời gian này, chim trĩ rất hút hàng, bán được giá cao mà không đủ bán.
Một chuồng nuôi chim trĩ trưởng thành tại trang trại của anh Vũ, mỗi đợt chim trĩ nở ra sẽ được nuôi riêng để dễ quản lý (Ảnh: Chúc Ly).
Hiện nay, số lượng đàn chim trĩ của anh Vũ ổn định với mức 500-600 con, mỗi tháng xuất bán trung bình khoảng 150 con, mỗi con trung bình lãi gần 100.000 đồng. Ngoài ra, anh còn cung cấp con giống cho hàng chục hộ khác và bao tiêu để thu gom bán lại cho các đầu mối.
Cận cảnh một con chim trĩ đỏ trưởng thành (Ảnh: Chúc Ly).
Nói về kinh nghiệm chăn nuôi chim trĩ, anh Vũ chia sẻ: Đối với chăm nuôi chim trĩ, bà con cần lưu ý nhất là phải phòng ngừa bệnh cho chúng bằng các loại vắc xin, tuân thủ lịch tiêm ngừa phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành thú y. Ngoài ra, khi thiết kế chuồng trại phải đảm bảo kín nhưng thoáng, tốt nhất nên đầu tư hoàn chỉnh ngay từ đầu, đảm bảo trời mưa hay nắng cũng không ảnh hưởng.
Theo anh Vũ, chim trĩ xanh có giá trị kinh tế cao hơn chim trĩ đỏ rất nhiều (Ảnh: Chúc Ly).
“Nuôi chim trĩ không khó, thức ăn chủ yếu là thức ăn dành cho gà và bổ sung thêm rau. Cái quan trọng nhất là tìm được đầu ra ổn định, bà con mình lưu ý phải phát triển dần dần chứ không nên nuôi ồ ạt, ngoài ra phải học hỏi kỹ thuật trước khi nuôi, chứ không phải thấy người khác nuôi thành công thì liền làm theo” - anh Vũ lưu ý.
Trứng chim trĩ (Ảnh: Chúc Ly).
Hiện chim trĩ giống có giá khoảng 60.000 đồng/con, trọng lượng từ 100-200gr/con (Ảnh: Chúc Ly).
Nhờ chăn nuôi có hiệu quả, đầu năm 2016, anh đã xây dựng website chimtricamau.com cho trang trại để qua đó có thể quảng bá sản phẩm của mình một cách hiệu quả hơn.
Sau hơn 13 năm theo nghề nuôi chim trĩ, hiện anh Vũ đã phát triển trang trại hoàn chỉnh, với 3 trại nuôi (mỗi trại có diện tích khoảng 130m2), với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng (Ảnh: Chúc Ly).
Bạn đọc quan tâm, tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của anh Vũ, có thể liên hệ qua số điện thoại: 0942177174.
Theo Chúc Ly/Báo Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã