Học tập đạo đức HCM

Nghề không dành cho người yếu tim

Chủ nhật - 10/12/2017 06:26
Hàng chục năm nay, người dân sống ven lòng hồ Trị An (xã Là Ngà và Phú Ngọc, H.Định Quán, Đồng Nai) vẫn luôn gắn bó với vật nuôi thuộc loại 'dữ dằn' như cá sấu, trăn, rắn. Có lẽ nghề nuôi này không dành cho những người yếu tim.
Khu trại của anh Đỗ Huy Hào, được đánh giá lớn nhất nhì của xã Phú Ngọc, khi đang nuôi hàng trăm con trăn bố, mẹ và cả ngàn con thương phẩm. Trong các lồng, những con trăn dài 2- 3m nặng hàng chục ký đang khoanh mình nằm ngủ. Nghe động, chúng trở mình di chuyển, cả thân hình dài ngoẳng chạy cuồn cuộn. Dỡ nắp một chiếc lồng, anh Hào lôi ra con trăn cái dài trên 2m, đường kính thân hơn 10cm. Vác con trăn lên vai, anh Hào cho biết: “Con trăn này đã trên 3 năm tuổi, có trọng lượng trên 40kg”. Cảm thấy bị đe dọa, con trăn trườn mình trên vai anh Hào, đầu hướng về người lạ và phát ra những tiếng phì phì tỏ vẻ hung dữ.
Nghề không dành cho người yếu tim - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Khôi phục nghề nuôi cá ba sa
Ngày 5.12, tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết tỉnh đã có quyết định phê duyệt kế hoạch khôi phục nghề nuôi cá ba sa lồng bè trên sông An Giang từ nay đến năm 2020.
Ai cũng bị trăn cắn
Nuôi trăn trên 15 năm, anh Hào chia sẻ: “Làm nghề này thì ai cũng bị trăn cắn. Trăn không độc nhưng hàm răng chúng sắc như răng cưa, phập trúng da thịt là tóe máu. Trăn chỉ dữ vào lúc đói, khi thấy đưa thức ăn vào là chúng tung mình đớp và có thể cắn vào tay người. Để cho ăn, những người nuôi trăn thường phải dùng cây sắt dài gắn mồi ở đầu rồi đưa vào. Trăn cũng trở nên hung dữ vào thời kỳ chúng lột da. Lúc này, mắt trăn mờ nên nghe động là chúng chủ động tấn công ngay để tự vệ”.
Từ 30 con trăn giống ban đầu mua về từ Long An, đến nay anh Hào đã phát triển thành trại trăn giống và thương phẩm quy mô hàng ngàn con. Cung cấp hàng vạn con trăn giống cho nông dân trong vùng và bán giống sang tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng. Anh Hào cho biết trăn nuôi tầm 40kg là bán được giá vì trọng lượng này cho da chuẩn, đẹp nhất.
Ở xã La Ngà, nhiều hộ dân còn chọn nghề “độc” hơn đó là nuôi rắn ráo trâu. Nguyễn Tấn Phong, ông chủ trẻ sinh năm 1993 đang sở hữu trại rắn trên 3.000 con. Mỗi năm trại rắn của Phong cung cấp hàng chục ngàn con rắn giống cho các hộ khác phát triển nghề nuôi rắn. Trại rắn của Phong rộng cả ngàn mét vuông, nhưng chưa dừng lại, ông chủ trẻ này đang tiếp tục xây thêm chuồng trại đủ để nuôi 10.000 con rắn thương phẩm.
Dẫn chúng tôi vào trại, đang mùa thay da nên nhân công gom ra hàng đống xác da rắn. Kéo lên 1 con rắn chừng hơn 2kg, trong vẻ hung tợn, nhưng con vật chỉ biết oằn mình cố thoát khỏi tay bắt rắn lão luyện của ông chủ trẻ. Phong cho biết: “Với lượng rắn phát triển nhanh như vậy, tôi đang phải xây thêm chuồng để nuôi thương phẩm”. Chỉ ô rắn mỗi con có trọng lượng trên 2kg, Phong cho biết đang chờ thương lái vào bán cả đàn (trên 300kg) với giá 390 ngàn đồng/kg.
Nghề không dành cho người yếu tim1
Anh Đỗ Duy Hào với con trăn khủngẢNH: GIA KHÁNH
“Máu” phiêu lưu nên thích con vật hung dữ
Ngoài trăn và rắn, thì cá sấu có mặt ở xã La Ngà và Phú Ngọc từ hàng chục năm nay. Con cá sấu được người dân vùng sông nước hồ Trị An này đưa về nuôi từ khi rời vùng Biển hồ Campuchia hồi hương về VN. Đi đầu về nghề nuôi cá sấu ở đây phải kể đến là ông sáu Nam. Thừa hưởng từ kinh nghiệm, nuôi cá sấu của cha, anh Huỳnh Văn Tấn (con trai ông Nam) đã phát triển trại nuôi cá sấu với quy mô lớn, cung cấp cá sấu giống và mua cá thương phẩm của người nuôi. Anh Tấn cho biết: “Cá sấu hiện nay không chỉ bán cho thương lái đưa đi Trung Quốc, mà chúng tôi cung cấp da cá sấu cho các công ty thuộc da trong nước đưa đi xuất khẩu sang các nước khác”.
Nuôi cá sấu, nuôi trăn, rắn cũng gặp tình cảnh giá cả không ổn định, lúc giá cao ngất bà con trúng lớn nhưng khi dội chợ mất giá thua lỗ. Dù vậy, con số hộ nuôi loài vật độc dữ ở địa phương này vẫn luôn duy trì ở hàng trăm, với hàng vạn con. Cái lạ là người dân vùng lòng hồ Trị An luôn tìm tòi nuôi những loài vật độc, lạ, dữ và nghề nuôi này cũng không dành cho người yếu tim. Lý giải của một cao niên ở vùng này cho rằng: “Có lẽ là đời sống người dân chúng tôi đã từng lăn lộn vùng sông nước, rừng núi nên ít nhiều cũng có “máu” tìm tòi, phiêu lưu với những con vật gần với tự nhiên”.

Gia Khánh/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm341
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại829,258
  • Tổng lượt truy cập90,892,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây