Năm 2005, anh Khôi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Cần Thơ), còn vợ anh là Dương Thùy Cẩm Tú, tốt nghiệp đại học ngành chế biến và bảo quản nông sản (Đại học Nông Lâm TP.HCM). Hai vợ chồng nhận lương khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng, nhưng lại nghỉ việc về quê theo đuổi ước mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Anh Khôi bên vườn rau thủy canh của mình. Ảnh: Thanh Niên |
Vợ chồng anh về quê xây dựng mô hình trồng rau thuỷ canh, mô hình này được anh Khôi xây dựng vào tháng 5/2017, diện tích 1.000 m2, với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Hiện anh đã xây dựng được 27 dãy rau thủy canh, trong đó có 16 dãy bằng tôn và 11 dãy bằng ống nhựa.
Anh Khôi cho biết mỗi dãy có chiều dài 28m, với 10 ống nhựa được đặt trên giá thể hình chữ A. Mỗi lỗ đặt rau cách nhau 20 cm. Mỗi đợt rau có thời gian khoảng 45 ngày. Để tiết kiệm thời gian, gia đình anh ươm hạt trước, sau đó mới đưa lên giá thể thì chỉ mất 25 ngày là thu hoạch. Với mỗi dãy, anh thu hoạch được khoảng 100 kg, giá bán 40.000 đồng/kg, mỗi ngày anh thu khoảng 4 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 2 triệu đồng, tính ra 1 tháng gia đình anh cũng bỏ túi 50 triệu đồng.
Hiện rau thủy canh của anh Khôi đã được bán tại hệ thống siêu thị Co.op mart và shop rau an toàn ở P.4 (TP.Vĩnh Long). Anh Khôi cho biết đang trồng 5 loại rau và thử nghiệm 7 loại khác, các giống rau chủ yếu nhập từ nước ngoài.
Tương tự như anh Khôi với ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình anh Nguyễn Văn Tuân ở Bắc Giang từ bỏ nghề kỹ sư mà rẽ ngang đầu tư trồng rau thủy canh. Với niềm đam mê sáng tạo, khó khăn không lùi bước anh Tuân đã thành công với mô hình trồng rau thuỷ canh đã được nhiều nơi áp dụng và mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh Nguyễn Văn Tuấn bên sản phẩm rau thủy canh. Ảnh: Tiền Phong |
Sau nhiều ngày mò mẫm, anh Tuấn cho ra đời hệ thống trồng rau thủy canh bằng phương pháp hồi lưu, tức là dùng hệ thống bơm nước liên hoàn lên các giá thể để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng anh lại thất bại với việc trồng cây bởi cứ đưa vào là… chết.
Tiếp tục lần mò thử nghiệm, tìm đọc các loại tài liệu về cây trồng, anh Tuấn phát hiện ra cây chỉ sống được trong môi trường thủy canh ở thời điểm nhất định và với một hàm lượng dinh dưỡng hợp lý. Không có chuyên gia bên cạnh, anh tự thử nghiệm, tự rút ra kinh nghiệm với nhiều đời cây và cẩn thận ghi chép mới đưa ra được công thức để trồng. “Đó thực sự là niềm hạnh phúc của tôi khi lứa rau đầu được thu hoạch”, anh Tuấn kể.
Hiện cửa hàng rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Giang do Cty TNHH MTV Thiên An của anh cung cấp có lượng người mua rất lớn và thường xuyên không có đủ hàng để bán. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, anh Tuấn đang mở rộng diện tích trồng rau thêm 400m2 tại huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang).
Bên cạnh đó, anh sẵn sàng cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho bất kỳ người nào có nhu cầu muốn trồng rau thủy canh tại nhà để bảo đảm một nguồn thực phẩm sạch đồng thời nhận bao tiêu toàn bộ các sản phẩm làm đúng theo quy trình của anh. Anh Tuấn còn thiết kế rất nhiều kiểu kệ trồng thủy canh khác nhau phù hợp với điều kiện của từng gia đình, nhất là các gia đình ở đô thị.
Theo Kiều Trang/doisongphapluat.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã